Sống ảo đẹp thả phanh tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Là “ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam trở thành điểm đến cho những ai yêu khám phá, tìm hiểu văn hóa và thích “chụp choẹt”. Sau đây, Halo sẽ đưa bạn đi tham quan một vòng làng văn hóa để xem nơi này có gì đẹp mà được mọi người say mê đến thế.
Nội dung chính
1. Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam tọa lạc ở đâu?
Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 40km, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam tọa lạc tại khu du lịch Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Đây là một trong những địa điểm du lịch “hot” gần Hà Nội gây được sự hứng thú và tò mò của mọi người. Bởi lẽ, khi đến với nơi này, bạn sẽ có cảm giác như được đi dọc mọi miền đất nước, thăm thú các dân tộc và khám phá những nét đẹp văn hóa khác nhau.
Làng văn hóa 54 dân tộc Việt Nam có diện tích khoảng 1.500 ha với những kiến trúc độc đáo biểu tượng cho nhiều dân tộc khác nhau trên mảnh đất hình chữ S. Và chính yếu tố này đã biến nơi đây trở thành nơi checkin cực mê cho dân nghiện sống ảo.
Ảnh: @halo.vietnam
2. Giá vé vào làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Dưới đây là bảng giá vé cổng vào tham quan làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Đối tượng | Giá vé |
Người lớn | 30.000 vnđ/người |
Sinh viên (yêu cầu xuất thẻ sinh viên) | 10.000 vnđ/người |
Học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông | 5.000 vnđ/lượt |
Trẻ em dưới 6 tuổi | Miễn phí |
>>> LƯU GẤP các tuyến xe buýt Hà Nội tới các điểm du lịch ‘hot’ cho tân sinh viên
3. Đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam bằng cách nào?
Bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy hoặc phương tiện công cộng như xe buýt đều được.
3.1 Sử dụng phương tiện cá nhân
Từ Hà Nội, bạn đi thẳng tới theo hướng Đại lộ Thăng Long khoảng 36km. Sau đó, bạn sẽ nhìn thấy biển chỉ dẫn lối đi đến Làng văn hóa 54 dân tộc. Đến vòng xuyến, bạn đi theo lối ra thứ nhất và tiếp tục đi thẳng khoảng 750m thì sẽ đến vòng xuyến tiếp theo. Rẽ theo lối ra thứ 2 và đi thêm 1km, rẽ phải để vào làng văn hóa.
Ảnh: @tuyen_maria
3.2 Sử dụng xe buýt
Bạn có thể bắt xe buýt số 107 đi từ bến xe Kim Mã đến tận điểm cuối là làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Giá vé 9.000 đồng/lượt.
Ảnh: @nguyenlanphuong.93
>>> Khám phá ngay 10 danh lam thắng cảnh Hà Nội đẹp xiêu lòng người
4. Lưu trú ở đâu khi đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
4.1 Nhà sàn
Nhà sàn là một trong những nơi lưu trú được du khách yêu thích bởi không gian đậm chất dân tộc của nó. Với sức chứa khoảng 40-80 người. Phòng được trang bị đầy đủ điện nước và chăn đệm sạch sẽ hứa hẹn sẽ là chỗ lưu trú qua đêm tuyệt vời của du khách khi dừng chân tại đây.
- Giá phòng: 50.000 – 100.000 vnđ/người/đêm.
Ảnh: @linh_pham_123
>>> Tham quan nhà sàn Bác Hồ nơi Bác từng sống và làm việc trong suốt 11 năm cuối cùng
4.2 Nhà dịch vụ làng III
Đây cũng là một địa điểm lưu trú lý tưởng cho du khách. Nhà có kiến trúc 2 tầng, tầng 1 là không gian tổ chức hội nghị. Tầng 2 là nơi nghỉ ngơi cho du khách. Các phòng đều có vệ sinh khép kín, điều hòa, nóng lạnh vô cùng tiện nghi.
Đặc biệt, ở đây có vị trí ngắm cảnh vô cùng tuyệt vời. Chỉ cần bước ra ban công thôi, bạn sẽ thu được cả một bức tranh hình chữ S gọn trong tầm mắt.
Ảnh: @ia.aoi
4.3. Lều trại
Bạn cũng có thể cùng gia đình, bạn bè tổ chức cắm trại và lưu trú trong lều trại của mình. Đây là một cách tuyệt vời để hòa mình với thiên nhiên đấy.
>>>> Review: Sơn Tinh Camp địa điểm cắm trại cuối tuần ngay tại Ba Vì
Ảnh: @linhlinhnguyen1291
5. Chơi gì ở làng văn hóa các dân tộc Việt Nam?
5.1. Tham quan khu các làng dân tộc
Khu làng các dân tộc với tổng diện tích 205 ha được chia thành 4 cụm làng theo những nhóm và hệ thống ngôn ngữ khác nhau. Tại đây thường diễn ra các hoạt động tổ chức tại khu vực này như chợ phiên Tây Bắc, lễ hội trỉa lúa của dân tộc B’râu (Kon Tum), lễ hội cầu mưa của dân tộc Cor (Quảng Nam),… Một Việt Nam thu nhỏ sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị khi đến đây.
Ảnh: @alexlee238
Ảnh: @_wanderlinh_
5.2. Khám phá khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí
Khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí nằm ở khu vựa trung tâm, là nơi kết nối với cổng chính và khu chức năng. Đây là trung tâm văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí mang đậm nét văn hóa các dân tộc.
5.3. Tham quan khu di sản thế giới
Tham quan khu di sản thế giới sẽ khiến bạn mở rộng tầm mắt. Bởi địa điểm này đựng một quần thể mô phỏng và tái hiện lại các công trình kiến trúc vĩ đại của thế giới như Vạn Lý Trường Thành, tháp Eiffel, hay Kim Tự Tháp,…
Ảnh: @huongkun98
>>> Tham khảo: Trọn bộ bí kíp phượt Ba Vì đầy đủ nhất
5.4. Dạo chơi trong khu công viên bến thuyền
Khu công viên bến thuyền là khu vực tổ chức các hoạt động tham quan, thể thao, du lịch,… Thêm vào đó, đây là một địa điểm vô cùng mát mẻ, rất thích hợp cho việc tản bộ, hóng mát.
Ảnh: @_wanderlinh_
6. Những góc checkin cực đẹp ở làng văn hóa
Đến đây, bạn sẽ checkin mỏi tay trên hàng trăm background tuyệt đẹp. Đặc biệt không thể không kể đến tháp Chăm – một địa điểm checkin khiến nhiều bạn trẻ phát cuồng. Đừng quên lên đồ thật đẹp để chụp ảnh nhé. Những chiếc váy thổ cẩm hay trang phục mang phong cách vintage cũng rất phù hợp với background “sịn xò” của tháp Chăm đấy.
Bên cạnh đó, nhiều địa điểm checkin như nhà sàn hay khu di sản thế giới cũng được rất nhiều người yêu thích.
Ảnh: @ngnglann
7. Ăn gì ở làng văn hóa 54 dân tộc
Những món ăn ở đây cũng đậm nét ẩm thực đặc trưng của các dân tộc Việt Nam. Nếu có cơ hội đến đây, bạn nhớ thưởng thức các món sau:
- Thịt gác bếp: là đặc sản của đồng bào các dân tộc miền núi phía bắc như dân tộc Tày, Thái, Mường Mông,… Loại thịt này có hương vị thơm ngon, đậm đà vì được ướp với gia vị đặc trưng của núi rừng đất Việt.
- Pa pỉnh tộp: hay còn gọi là cá nướng – món ăn đặc trưng của dân tộc Thái.
- Xôi ngũ sắc: độ dẻo và vị thơm cùng với màu sắc bắt mắt là những gì món xôi này sở hữu.
- Bánh A quát: Đây là chiếc bánh tình yêu của dân tộc Tà Ôi. Bánh được làm từ gạo nếp than, gói bằng lá chít và chấm với gia vị đặc trưng của Tây Nguyên. Đây là một món bánh khiến thực khách khó lòng mà chối từ, là thức quà không thể thiếu với mỗi người khi rời khỏi làng.
- Khâu nhục: là món ăn truyền thống của dân tộc Tày được làm từ thịt lợn và không thể thiếu trong các dịp lễ tết. Thịt lợn mềm nhừ, thấm đượm gia vị, phần bì giòn, ngọt vị mật ong. Khâu nhục ăn kèm với cơm trắng hay xôi đều rất tuyệt vời.
- Rau rừng: Bạn sẽ được thưởng thức nhiều món rau lạ, đặc trưng của các dân tộc Việt Nam như rau dớn, hoa ban, măng rừng, rau bò khai,…
- Các loại rượu như rượu ngô, rượu cần, rượu thuốc bắc, rượu men lá là những thức uống đặc biệt mà du khách không nên bỏ qua khi đến với nơi này.
Ảnh: @halo.vietnam
8. Những lưu ý khi khám phá làng văn hóa các dân tộc
- Bạn có thể di chuyển tham quan trong làng văn hóa các dân tộc bằng cách đi bộ hay thuê xe điện.
- Nếu đi vào ngày mùa hè, nên mặc trang phục có chất liệu mềm mại, dễ thấm mồ hôi.
- Vì làng văn hóa rất rộng nên bạn phải đi bộ khá nhiều. Vì vậy, hãy chọn những đôi giày thể thao, giày vải mềm để thuận tiện trong việc đi lại.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Nếu chưa có dịp khám phá các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc, tại sao bạn không thử đến đây và trải nghiệm một Việt Nam thu nhỏ? Đây là một địa điểm du lịch lý tưởng gần Hà Nội mà bạn không nên bỏ lỡ đâu!
Một số bài viết có thể bạn quan tâm: