Tất tần tật kinh nghiệm du lịch cầu bình an tại Côn Sơn Kiếp Bạc
Nhắc đến Hải Dương, không ai là không biết đến Côn Sơn Kiếp Bạc, một trong những vùng đất địa linh nhân kiệt để du khách hành hương và tìm về chốn an yên. Hãy cùng Halo Travel khám phá địa điểm ý nghĩa này nhé!
Nội dung chính
1. Côn Sơn Kiếp Bạc ở đâu?
Côn Sơn Kiếp Bạc tọa lạc tại một thung lũng trù phú thuộc địa bàn thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là địa điểm hội tụ của 6 con sông là sông Cầu, sông Thương, Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và Thái Bình. Đây là đầu mối huyết mạch giao thông thủy bộ trấn giữ cửa ngõ phía Đông kinh thành Thăng Long xưa.
Nơi đây gắn liền với câu chuyện về những người anh hùng hào kiệt của dân tộc. Khi tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh non nước hùng vĩ và những di tích lịch sử hào hùng. Khu di tích này cũng được mệnh danh là một trong 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Nếu có dịp hãy đến đây để khám phá và tình hiểu về địa điểm nổi tiếng này nhé!
Ảnh: @giorgettinicola
2. Lịch sử hình thành khu di tích
Vào thế kỷ 13 thời Trần, Kiếp Bạc chính là nơi Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Hưng Đạo chọn làm nơi để đặt phủ đệ và đóng quân. Nơi đây đã thành công vang dội và tạo nên những chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Cũng chính ở nơi này, vào năm 1285 khi quân dân Đại Việt đánh Vạn Kiếp đã phá tan 20 vạn quân Nguyên. Sau trận chiến, Trần Hưng Đạo về ở Vạn Kiếp viết Binh Thư yếu lược. Trong binh thư có viết “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước”.
Ảnh: @julystagram
Từ đầu thế kỷ 14, đền Kiếp Bạc được dựng lên để thờ Trần Hưng Đạo. Từ đó đến nay, cổng đền vẫn có câu đối vang vọng: Kiếp Bạc hữu sơn giai kiếm khí/Lục Đầu vô thủy bất thu thanh (Vạn Kiếp có ngọn núi nào thì đều vương hơi gươm kiếm/Lục Đầu không con nước nào không vang tiếng đao binh). Nơi đây đã chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử hào hùng dân tộc. Cũng vì vậy mà đây như một nơi để tưởng nhớ về sự hy sinh, lòng yêu nước của cha ông ta.
3. Hướng dẫn di chuyển đến Côn Sơn Kiếp Bạc
Đường đến Côn Sơn Kiếp Bạc
Kiếp Bạc cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ khoảng 90km. Bạn có thể dễ dàng di chuyển đến nơi này theo chỉ dẫn của Google Maps. Từ cầu Thanh Trì bạn đi thẳng đến đường 1 sau đó rẽ sang đường 18 rồi đi theo hướng Phả Lải. Khi đến cầu Phả Lải bạn đi thêm 50km đến ngã 3 Sao Đỏ sau đó đi thẳng 1km theo hướng đi Quảng Ninh. Rẽ trái đi thẳng đến khi thấy biển báo đi Côn Sơn Kiếp Bạc sau đó đi theo chỉ dẫn là đến.
Đến Côn Sơn Kiếp Bạc bằng phương tiện gì?
- Di chuyển bằng xe khách
Từ bến xe Mỹ Đình, bạn bắt chuyến xe đi từ Hà Nội đến Quảng Ninh với giá vé giao động từ 70.000 – 100.000đ/lượt tùy từng nhà xe và thời điểm. Nếu đi vào những dịp lễ tết thì giá vé xe sẽ đắt hơn.
- Di chuyển bằng xe cá nhân
Vì khoảng cách không quá xa nên rất nhiều người lựa chọn phương tiện là xe máy để chủ động đi lại hơn. Chọn phương tiện này bạn có thể thỏa sức ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hai bên đường và tiết kiệm chi phí. Vì hai địa điểm Côn Sơn và Kiếp Bạc cách nhau khá xa khoảng 5km nên nếu bạn không có phương tiện di chuyển thì sẽ phải thuê xe ôm hoặc bắt taxi. Vì thế, xe máy chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn khi du lịch ở nơi đây.
- Có thể bạn quan tâm: TOP 8 ngôi chùa ở Ninh Bình cực nổi tiếng và linh thiêng
4. Có gì ở Côn Sơn Kiếp Bạc?
Địa điểm linh thiêng để cầu bình an
Đây là nơi ghi dấu những chiến công hào hùng của các vị anh hùng dân tộc. Và cũng là nơi các bậc hiền tài bậc nhất được tôn thờ.
Vào mỗi dịp lễ tết, mọi người đến đây để cầu việc lớn hoặc những điều bình an. Theo quan niệm dân gian, nếu muốn cầu thăng thưởng, quan tước thì xin ấn “Trần Triều Hưng Đạo Vương chi ấn”, hoặc ấn “Quốc Pháp Đại Vương”. Cầu sinh con, tài lộc, vạn sự tốt lành thì xin ấn “Vạn Dược Linh Phù”. Còn nếu muốn tránh tà ma, bệnh tật thì xin ấn “Phi thiên thần kiếm linh phù”.
Ảnh: @julystagram
Du khách đến đây không chỉ để vãn cảnh mà còn mong ước cầu bình an, yên ấm, công danh và tài lộc. Đây chính là nơi thực sự linh thiêng nếu như thành tâm cầu khấn. Vì thế Côn Sơn Kiếp Bạc hàng năm đón rất nhiều du khách đến nơi này.
Những ngôi chùa nổi tiếng
Chùa Côn Sơn
Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong 3 trung tâm thiền phái Trúc Lâm. Đây là ngôi chùa gắn bó với sự nghiệp lẫy lừng của nhiều tên tuổi lớn trong lịch sử nước ta như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán, Thiền sư Huyền Quang,…
Trước kia, chùa có đến 83 gian bao gồm các gian như tam quan, thượng hạ điện, tả hữu vu, lầu chuông, gác trống,… Cho đến nay, do trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên chùa Côn Sơn chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ dưới bóng cây cổ thụ. Tuy nhiên chùa Côn Sơn vẫn luôn là địa điểm ghi dấu nhiều dấu ấn của dân tộc Việt Nam ta.
Ảnh: @julystagram
Đền Kiếp Bạc
Tọa lạc giữa 2 thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, Kiếp Bạc cũng chính là cái tên ghép của hai địa phận này. Trước kia đây chính là nơi Trần Quốc Tuấn đã lập căn cứ để tích trữ lương thực và huấn luyện binh sĩ. Nơi đây là đền thờ của Phạm Ngũ Lão, Hưng Đạo Vương và phu nhân của Trần Hưng Đạo. Bảy pho tượng được đặt ở đây gồm 7 vị: Trần Hưng Đạo, Phu nhân và hai con gái, con rể Phạm Ngũ Lão cùng Nam Tào, Bắc Đẩu. Bên cạnh đó là 4 bài vị thời con trai và hai vị tướng là Yết Kiêu và Dã Tượng.
Đền thờ Nguyễn Trãi
Đền thờ Nguyễn Trãi là một trong những công trình trọng điểm trong khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc. Đền thờ được khởi công xây dựng từ năm 2000 với diện tích rộng hơn 10.000m2. Nơi đây được thiết kế theo phong cách rất độc đáo nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch gắn với lịch sử tâm linh của du khách.
Ảnh: @zellyngo
Đền thờ Trần Nguyên Đán
Đền thờ Trần Nguyên Đán được tọa lạc ngay gần nguồn suối Côn Sơn. Đây là ông của Nguyễn Trãi, người đã nuôi dạy Nguyễn Trãi trưởng thành từ núi Côn Sơn và cùng vợ xây dựng công trình kiến trúc trong núi. Khi ông tạ thế, vua Trần đã lập đền thờ ông ở nơi đây để tạ thế và tưởng nhớ công lao. Tuy nhiên, sau nhiều năm, đền thờ đã không còn nhưng đã được xây lại trên nền cũ như bây giờ.
5. Một số lễ hội nổi tiếng ở khu di tích
Lễ hội truyền thống vào mùa xuân
Lễ hội truyền thống vào mùa xuân tại Côn Sơn Kiếp Bạc từ lâu đã trở thành một tập quán đẹp của người dân Hải Dương. Lễ khai hội được tổ chức vào ngày 16 tháng Giêng hàng năm. Các nghi lễ truyền thống đều được thực hiện tại lễ hội. Từ việc dâng hương, tế khai xuân cho đến tế trên núi Ngũ Nhạc đều được diễn ra tại lễ hội.
Ảnh: @ngn_fank
Lễ hội truyền thống vào mùa thu
Vào tháng Tám giữa thu là ngày giỗ cha Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Đây là mùa mà cây cối tốt tươi và vạn sự hanh thông nên lễ hội được rất nhiều người đón nhận. Lễ hội chính âm được coi là linh thiêng, mọi sự cầu đức đều được linh ứng. Lễ hội có những nghi lễ truyền thống như lễ dâng hương và tế cáo yết; lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc, lễ giỗ Đức Thánh Trần. Phần hội vô cùng hấp dẫn gồm các trò chơi dân gian truyền thống như múa rối nước, đua thuyền…
6. Kinh nghiệm du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc
Côn Sơn Kiếp Bạc là khu di tích lịch sử nên khi đến đây bạn cần tuân thủ một số quy tắc để có một chuyến đi trọn vẹn nhất:
Ảnh: @linhvitvit
- Khi đến bạn cần ăn mặc nghiêm túc, kín đáo. Không mặc những trang phục hở hang phản cảm.
- Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên. Không nói to và cười đùa ảnh hưởng đến không khí trang trọng và mọi người xung quanh.
- Vì địa hình là đồi núi nên sẽ phải đi bộ khá nhiều. Vì thế bạn nên đi giày thể thao, tránh đi những đôi giày cao gót sẽ làm đau chân.
- Phải di chuyển ngoài trời khá nhiều vì thế bạn nên đem theo một số vật dụng như ô dù để tránh trường hợp thời tiết xấu.
Trên đây là những kinh nghiệm khi du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc mà Halo Travel đã tổng hợp. Hy vọng rằng với những trải nghiệm trên bạn sẽ có một chuyến đi ý nghĩa và bình an.
Xem thêm các địa điểm du lịch khác gần Hà Nội