Khám phá Chùa Hương: địa điểm tâm linh nổi tiếng tại Hà Nội – Halo Travel

Chùa Hương là một trong những ngôi chùa tâm linh nổi tiếng và có kiến trúc độc đáo nhất tại miền Bắc. Đây không chỉ là địa điểm tâm linh thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm mà còn là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quốc gia. Halo Travel sẽ dẫn bạn khám phá Chùa Hương ngay dưới đây nhé!

1. Địa chỉ Chùa Hương Hà Nội ở đâu

Chùa Hương thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây là một trong số những quần thể văn hóa, tôn giáo nổi tiếng tại Việt Nam với rất nhiều đền chùa, đình thờ, cúng tín ngưỡng.

kham pha chua huong

Ảnh: sưu tầm

Hành trình đến với chùa Hương không chỉ là hành trình về đất Phật, mà còn là dịp để thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên trù phú. Chùa Hương từ lâu đã trở thành một địa điểm tâm linh quen thuộc và nổi tiếng của du khách trong nước và quốc tế. Hàng năm cứ mỗi độ xuân về, núi rừng Hương Sơn trắng xóa màu của hoa mơ rừng nở rộ. Hàng triệu phật tử và du khách thập phương lại nô nức trẩy hội khám phá Chùa Hương, hành trình hướng về một miền đất phật nổi tiếng.

Lịch sử hình thành và sự tích chùa Hương

Chùa Hương thường gắn liền với truyền thuyết về đền thờ Bà Chúa Ba. Tại đây, có công chúa Diệu Thiện (tục gọi là bà Chúa Ba) là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã tu 9 năm trường kỳ và đã đắc đạo thành Phật và tiếp tục đi cứu độ chúng sinh đúng vào ngày Phật Đản 19 tháng 12 âm lịch. Từ đó, vùng đất Hương Sơn này được mọi người truyền nhau gọi là “Linh Sơn Phúc Địa”.

Vào năm Canh Dần 1770, Tĩnh Đô Vương là chúa Trịnh Sâm đã tới thăm động Hương Tích để thắp hương và đề lên ngoài cửa động 5 chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Và cũng chính từ đây, động Hương Tích Chùa Hương cũng đã trở thành một di tích và là tiề đề cho sự hình thành của lễ hội chùa Hương vào sau này.

Ngày nay, hội chùa Hương được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm. Hội đã thu hút hàng chục nghìn lượt khách, phật tử tham quan vãn cảnh và trở thành 1 trong những lễ hội lớn nhất của nước ta.

Chùa Hương Hà Nội thờ ai?

Trải qua hàng trăm năm hương khói, chùa Hương đã trở thành điểm đến tâm linh cho nhiều tín đồ Phật tử. Và rất nhiều người đã tự hỏi rằng chùa Hương thờ ai? Câu trả lời có ngay dưới đây:

  • Động Hương Tích thờ Phật Bà Quan Âm.
  • Đền Trình thờ thần tướng quan Tư Mã Hùng Lang.
  • Chùa Thiên Trù là nơi lưu trữ kinh Phật, cũng như là nơi cho các nhà sư tu hành.
  • Cuối cùng Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn cũng như chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ theo tín ngưỡng cá thần.

2. Nên đi du lịch khám phá Chùa Hương vào thời gian nào?

Chùa Hương là một trong những danh lam thắng cảnh độc đáo được nhiều du khách thập phương tới hành hương, lễ phật và tham quan cảnh chùa. Nơi đây có thiên nhiên phong cảnh hữu tình, là sự kết hợp hài hòa giữa núi non hùng vĩ và dòng nước trong xanh khiến thời tiết quanh năm luôn mát mẻ. Bạn có thể tới du lịch khám phá Chùa Hương vào mọi thời điểm trong năm.

kham pha chua huong

Ảnh: @tmyduyen1292

Nếu bạn đến đây vào khoảng từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch thì lượng khách tới Chùa Hương sẽ đông hơn rất nhiều. Đặc biệt, khoảng thời gian từ rằm tháng giêng cho tới khoảng giữa tháng 2 âm lịch là khoảng thời thời gian hành hương đầu năm, lượng khách cực kì đông. Do đó, nếu bạn muốn tới Chùa Hương để tham quan, vãn cảnh chùa thì nên lựa chọn vào các tháng khác trong năm.

Vào những tháng cuối năm như tháng 9, 10, 11, 12 cũng là thời điểm lý tưởng để bạn hành hương lễ chùa và cảm nhận khung cảnh yên bình của nơi đây.

Một số ngôi chùa Hà Nội đẹp khác:

3. Hướng dẫn đường đi tới Chùa Hương

Chùa Hương cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ khoảng 55 km. Xuất phát từ Hà Nội đi Chùa Hương có nhiều phương tiện di chuyển để bạn lựa chọn. Tùy theo sở thích và kế hoạch du lịch của mình bạn có thể lựa chọn các loại phương tiện dưới đây:

  • Di chuyển bằng ô tô:

Lên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Rẽ, tới nút giao thông Đồng Văn rẽ phải sau đó vào quốc lộ 38, chạy thêm 15 km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương. Để tránh tình trạng nhầm đường bạn nên sử dụng hướng dẫn chỉ đường đến Chùa Hương trên bản đồ Google Maps để di chuyển dễ dàng hơn.

  • Di chuyển bằng xe máy:

Bạn nên đi tới đường Nguyễn Trãi, tiếp tục di chuyển tới Hà Đông đến ngã ba Ba La thì rẽ trái sang hướng đi Vân Đình. Đi tiếp khoảng 40 km đến Tế Tiêu rẽ Trái rồi tiếp tục đi thẳng theo biển chỉ dẫn là tới nơi. Gợi ý địa chỉ thuê xe máy uy tín ở Hà Nội

  • Xe bus từ Hà Nội:

Bạn tới điểm bus bắt xe bus số 103A: Bến xe Mỹ Đình – Hương Sơn là tới thẳng điểm bus chùa Hương. Giá vé xe bus chỉ 9000 VNĐ/ lượt. Thời gian đi mất khoảng 2 giờ từ bến xe Mỹ Đình.

4. Giá vé tham quan tại Chùa Hương mới nhất

Giá vé Ghi Chú
Vé vào tham quan Chùa Hương 80.000 VNĐ/người Áp dụng cho 21 điểm di tích thắng cảnh
      Vé đò Chùa Hương             (Bao gồm lượt vào và lượt ra) 50.000 VNĐ/người Áp dụng tuyến: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – động Hương Tích.
35.000 VNĐ/người Áp dụng tuyến Tuyết Sơn, Long Vân.
 

Vé cáp treo Chùa Hương

  • Người lớn: 180.000 VNĐ/người
  • Trẻ em: 120.000 VNĐ/người
Vé khứ hồi
  • Người lớn: 120.000 VNĐ/người
  • Trẻ em: 90.000 VNĐ/người
Vé một chiều

Lưu ý:

  • Đối với những trường như: thương binh hạng đặc biệt, trẻ em cao dưới 1,1 mét dưới 10 tuổi sẽ được miễn phí vé hoàn toàn 100%.
  • Du khách về Chùa Hương lễ phật, tham quan, vãn cảnh vào các ngày:  23/11 (ngày di sản), ngày 30, mùng 1, mùng 2 tết Nguyên Đán, ngày 15/4 (ngày lễ Phật Đản) sẽ được miễn phí hoàn toàn 100% vé.

kham pha chua huong

Ảnh: @phuonghip

5. Những điểm tham quan hấp dẫn tại Chùa Hương

Đền Trình

Đền Trình hay còn được người dân thường gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ, là một ngôi đền nho nhỏ nằm ngay cạnh bên phải dòng Suối Yến thơ mộng, cách khoảng 500m so với bến đò Yến Vĩ, và nơi đây thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích.

den trinh

Ảnh: @linh109

Cái tên Đền Trình khiến chúng ta liên tưởng ngay tới việc trình bày, báo cáo. Nơi đây thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa. Ai vào Chùa đều phải tới đây trình diện trước và làm một thủ tục trước khi vào chùa.

Động Hương Tích

Từ Động Hương Tích đi tới bến Thiên Trù rơi vào khoảng 2000 mét. Động Hương Tích có độ cao 390m, đây là một trong những điểm du lịch trung tâm của chùa Hương, là đích dừng chân của mọi du khách.

Đền Cửa Võng

Từ xa xưa đây mới chỉ là một ngôi miếu nhỏ do người dân tại làng xây dựng. Nơi đây được xây với mục đích là để thờ bà Chúa Rừng có tên hiệu rất đặc biệt, đó là Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu.

chua huong

Ảnh: @khanhkhy93

Bà Chúa Rừng được nhân dân tại đây thờ cúng với mong ước được phù hộ gặp may mắn, ăn nên làm ra, gia đình thuận hòa. Đền ở trên ngọn núi cao, dưới chân núi là một thung lũng khá sâu, nhìn qua thung lũng bạn sẽ thấy một võng núi. Cũng vì lý do này mà nơi đây được đặt tên là Đền Cửa Võng.

Chùa Thiên Trù

Chùa Thiên Trù được xây dựng trên thềm núi Lão. Theo một số sử ký tương truyền còn lưu lại trong lịch sử, trong một chuyến tuần thú Phương Nam, vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ đi qua vùng núi Hương Sơn. Vua cùng đoàn quân đã nghỉ lại ở thung lũng núi Lão, thổi cơm ăn tại chính nơi đây.

Trong lúc ngắm nhìn và chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tại đó, Vua Lê có xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù nên đã đặt tên luôn cho thung lũng này là Chùa Thiên Trù.

Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn nằm cạnh lưng chừng núi Thanh Long, đi đến lưng chừng núi sẽ nhìn thấy cổng Tam quan nổi lên bên sườn núi vút cao như muốn bay lên trời. Khi đi qua cổng vào sâu bên trong, bạn sẽ nhìn thấy một toà lâu đài nhỏ xinh tráng lệ dựa lưng vào vách núi.

dong tien son

Ảnh: @leungderekc

Nếu bạn muốn đi đến Động Tiên Sơn thì hãy nhớ kĩ rằng Động Tiên Sơn ở phía bên trái trên đường đi từ Động Hương Tích, qua Chùa Giải Oan xuống chùa Thiên Trù.

Động Hinh Bồng

Nếu như ở động Hương Tích bạn có cảm giác hơi choáng ngợp thì khi tới Hinh Bồng bạn sẽ có cảm giác ngược lại, đến đây vô cùng thoải mái và thư thái. Đường đi đến động Hinh Bồng bắt đầu từ cổng Chùa Thiên Trù. Bạn nên lưu ý đoạn đường này rất cao và dốc., đi ngày mưa nên cẩn thận trơn trượt.

6. Thưởng thức đặc sản chùa Hương

Những đặc sản bạn không nên bỏ lỡ khi đến tham quan Chùa Hương như: Thịt ngựa, dê núi, bò rừng, nhím, tê tê… Dọc đường sẽ có có rất nhiều nhà hàng phục vụ với thực đơn khá hợp lý, bạn có thể thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên, bạn hãy tham khảo giá trước để tránh bị chặt chém nếu đi vào thời gian diễn ra lễ hội.

Ngoài ra còn có những món đặc sản được nhiều người săn đón khi về trẩy hội chùa Hương như: Rau sắng, mơ Chùa Hương, chè củ mài, chè lam…Bạn có thể mua những hộp bánh đặc sản nơi đây về làm quà cho mọi người.

7. Một số lưu ý khi du lịch khám phá Chùa Hương

Khi đi du lịch khám phá Chùa Hương bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

  • Lựa chọn trang phục lịch sự khi đến cửa chùa: Khi đi lễ chùa hay tham quan thắng cảnh, bạn nên mặc những bộ trang phục lịch sự, kín đáo. Nên chọn quần áo tối màu, có cổ, không nên mặc váy khi lên chùa. Bạn nên đi giày thể thao hay giày bệt để có thể dễ dàng di chuyển tại chùa, tuyệt đối không đi giầy cao vì bạn sẽ phải leo rất nhiều bậc thang.
  • Lưu ý khi mua các đồ lưu niệm làm quà: 

Tại đây có bày bán rất nhiều đặc sản, đồ lưu niệm để du khách mua về làm quà. Tuy nhiên bạn cần phải trả giá trước để tránh trường hợp chủ quán sẽ nâng giá cao, ép giá, đặc biệt trong những ngày lễ hội truyền thống.

chua huong

Ảnh: @leungderekc

Với tất cả những thú vị hấp dẫn tại mảnh đất tâm linh này, chắc chắn đây sẽ  là địa điểm tuyệt vời cho bạn để tham quan, vãn cảnh và hành hương. Hãy cùng Halotravel khám phá chùa Hương để ngắm trọn những nét đẹp tinh tú nhất tại đây nhé!

Bài viết bạn quan tâm:

Rate this post

Vân Bình

Mỗi chuyến đi sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị. Hãy cùng đồng hành cùng chúng mình để khám phá những điểm đến hấp dẫn, những quán ăn ngon hay các điểm checkin hot nhé!

Bài viết liên quan

Back to top button