TỔNG HỢP danh sách chùa ở Hà Nội linh thiêng, cầu được ước thấy

Hà Nội không chỉ nổi tiếng bởi những danh lam thắng cảnh hay những điểm tham quan. Mảnh đất thủ đô nghìn năm văn hiến này còn sở hữu những ngôi chùa linh thiêng được nhiều người ghé tới cầu bình an. Cùng Halo Travel lưu ngay danh sách chùa ở Hà Nội cực linh, cầu được ước thấy dưới đây nhé! 

1. Chùa Hương

  • Địa chỉ: Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
  • Ngày lễ hội: từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch

Nếu để kể tên một ngôi chùa nổi tiếng nhất nhì thủ đô chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến chùa Hương. Ngôi chùa này nằm ở Hương Sơn, Mỹ Đức, cách thành phố khoảng chừng 50km, mất 2-3 giờ di chuyển. Nơi đây được xây dựng từ đời vua Lê Hy Tông, cách đây hơn 600 năm. Chùa Hương nổi tiếng với những công trình kiến trúc tiêu biểu như động Hương Tích, chùa Thiên Trù, động Tiên Sơn, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng…

 chua huong

Ảnh: @phuonghip_

Khi tới đây du khách không chỉ hành hương cầu may mà còn thưởng ngoạn cảnh sắc núi rừng vô cùng hùng vĩ. Có thể nói, chùa Hương chính là nơi có lễ hội lớn và kéo nhất ở Việt Nam. Lễ hội chùa Hương thường bắt đầu diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch, thu hút đông đảo du khách thập phương ghé tới.

Tuy nhiên, vào dịp lễ hội này, lượng khách đổ về thường rất đông nên khó tránh khỏi tình trạng quá tải. Nếu bạn có kế hoạch hành hương tại đây thì nên đi vào ngày thường nhé!

Khám phá: Chùa Hương Hà Nội – Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

2. Chùa Hà

  • Địa chỉ: phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Ngày lễ hội: ngày 11 tháng 1 âm lịch – ngày 12 tháng 2 âm lịch – ngày 12 tháng 8 âm lịch – 

Chùa Hà nổi tiếng là một ngôi chùa cầu tình duyên ở Hà Nội. Có rất nhiều người “khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”. So với những ngôi chùa khác, chùa Hà mang lối kiến trúc độc đáo khi kết hợp giữa cổ kính với hiện đại. Khu vực Tam Quan được thiết kế gồm 2 tầng. Sau khi đi qua cổng Tam Quan bạn sẽ thấy có hồ nước hình bán nguyệt và khu vườn cây rộng rãi. Bên trong chùa có thờ Phật, phía sau là Điện Mẫu và Thần Điện.

chua ha ha noi

Ảnh: kenh14

Không chỉ đông vào những ngày lễ hội mà ngay cả vào những ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng cũng có rất nhiều nam thanh nữ tú đến thành tâm cúng bái cầu tình duyên đó.

Đừng bỏ qua: Kinh nghiệm đi chùa Hà cầu duyên

3. Chùa Trấn Quốc 

  • Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội

Người Hà Nội thường nói rằng “Đi lễ cầu tài lộc buôn bán thì đi Phủ Tây Hồ, cầu tình duyên thì đi chùa hà, còn cầu bình an thì phải đi chùa Trấn Quốc.” Ngôi chùa này nằm ở ngay cạnh Hồ Tây là sở hữu lối kiến trúc vô cùng đặc sắc. Trong danh sách chùa ở Hà Nội nhất định bạn phải ghé tới đây 1 lần nhé.

 chua tran quoc

Ảnh: @reo_nguyen

Được biết, chùa Trấn Quốc đã được xây dựng từ thời Lý Trần và được xem là trung tâm Phật Giáo lớn nhất của Thăng Long xưa. Chùa sở hữu diện tích lên tới 3000m2 gồm 3 ngôi: tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điền. Nếu nhìn từ trên xuống bạn sẽ thấy chùa có hình dáng giống chữ Công. Điểm nổi bật của chùa chính là tòa tháp lục được xây bằng gạch đỏ ở chính giữa. Nhờ sở hữu địa thế hoàn hảo nên báo Daily Mail ở Anh xếp chùa vào trong số 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.

4. Chùa Quán Sứ 

  • Địa chỉ: 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
  • Ngày lễ hội: lễ Phật Đản rằm tháng Tư (Âm lịch)

Không chỉ là một ngôi chùa linh thiêng, chùa Quán Sứ còn được biết đến là một trung tâm Phật Giáo Việt Nam. Trong danh sách chùa ở Hà Nội, chùa Quán Sứ đặc biệt ở chỗ các câu đối trong chùa đều được ghi bằng chữ Quốc Ngữ. Kiến trúc của ngôi chùa mang đậm phong cách của vùng Bắc Bộ thời xưa với mái vòm, ngói vảy. Không những vậy, bên trong gian Quan Âm đang trưng bày pho tượng sáp của hoà thượng Thích Thanh Tứ – nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với kích cỡ như người thật.

chua quan su  Ảnh: sưu tầm

5. Chùa Kim Liên

  • Địa chỉ: làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội

Nằm trong danh sách chùa ở Hà Nội linh thiêng chắc chắn không thể bỏ qua chùa Kim Liên. Nơi đây nằm ở làng Nghi Tàm, Quảng An ngay sát hồ Tây. Chùa Kim Liên được xem là nơi trấn giữ phía Nam của kinh đô thời xưa. Vào ngày ngày rằm, mùng 1 hay dịp đầu năm thường có rất đông du khách thập phương ghé tới để cầu may.

chua kim lien

Ảnh: sưu tầm

Vì được xây dựng từ thời nhà Lý nên kiến trúc của ngôi chùa này mang đậm dáng vẻ cung đình. Cổng chùa được làm toàn bộ từ gỗ, bên trong chạm khắc hình rồng, hoa sen, hổ phù hay mây vờn vô cùng tinh tế.

6. Chùa Phổ Quang

  • Địa chỉ: Tình Quang, Giang Biên, Long Biên, Hà Nội

Chùa Phổ Quang hay còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Tình Quang. Tuy không quá nổi tiếng thế nhưng nơi đây lại gây ấn tượng với nền lịch sử lâu đời. Chùa Phổ Quang gồm những công trình chính như: cổng Tam quan, 5 gian Tiền đường, 3 gian Thượng điện, 5 gian Nhà Mẫu, 5 gian nhà khách với diện tích lên tới 4.750m2.

chua pho quang ha noi

Ảnh: sưu tầm

7. Chùa Một Cột

  • Địa chỉ: phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
  • Ngày lễ hội: ngày 8 tháng 4 âm lịch

Tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố, gần với Lăng Bác, quảng trường Ba Đình hay Cột cờ Hà Nội đó chính là chùa Một Cột. Nơi đây được biết đến là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở Việt Nam. Được xây dựng từ năm 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông, chùa Một Cột còn được biết đến với tên gọi khác như chùa Chùa Mật, Diên Hựu Tự hay chùa Liên Hoa Đài. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi trước đây, khi vua Lý Thái Tông nằm mơ thấy có Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa.

 chua mot co

Ảnh: @welpipi 

So với các chùa ở Hà Nội khác, chùa Một Cột gây ấn tượng vì nằm ở giữa hồ nước trong xanh. Chùa được xây bằng gỗ, các cột trụ bằng đá nên vô cùng chắc chắn. Nếu nhìn từ xa bạn sẽ thấy chùa giống như một bông sen đang mọc trên mặt hồ vậy đó. Từ phía ngoài, du khách sẽ trải qua 13 bậc thang dẫn vào bên trong chùa. Phía bên trong là nơi thờ Phật Quan Âm. Trải qua nhiều năm lịch sử, cho đến ngày này chùa Một Cột đã trở thành một biểu tượng của thủ đô thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

8. Chùa Láng 

  • Địa chỉ: phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội 
  • Lễ hội: ngày 7/3 âm lịch

Chùa Láng được biết đến là “đệ nhất tùng lâm” ở phía Tây kinh thành Thăng Long nhờ sở hữu lối kiến trúc hài hòa. Ngôi chùa này có kiến trúc theo kiểu nhà Bát Giác – đặc biệt và hiếm có trong danh sách chùa ở Hà Nội khác. Phía trên mái có tám con rồng tượng trưng cho 8 đời triều vua Lý. Từ thời xưa, chùa Láng đã trở thành điểm đến cho các sĩ tử cầu cho việc thi cử đỗ đạt. Vào ngày mùng 7 tháng 3 hằng năm thường diễn ra lễ hội Chùa Láng thu hút đông đảo Phật tử ghé tới.

chua lang ha noi

Ảnh: sưu tầm

9. Chùa Phúc Khánh

  • Địa chỉ: Cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội
  • Lễ hội: lễ Vu Lan ngày 14/7 âm lịch

Chùa Phúc Khánh có lẽ là ngôi chùa đã quá quen thuộc không chỉ với người dân thủ đô mà còn cả với những từ nhiều nơi khác ghé tới. Được biết, ngôi chùa linh thiêng này được xây dựng từ thời Hậu Lê với lối kiến trúc đậm nét truyền thống như cửa Tam Quan, khu Tiền Đường và Hậu Cung.

Chùa Phúc Khánh từ lâu đã trở thành nơi cúng lễ của nhiều người vào dịp đầu năm hay các ngày rằm, mùng 1. Đặc biệt, tại đây thường tổ chức nhiều khóa lễ lớn như lễ dâng sao giải hạn diễn ra vào tối 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm và ngày lễ Vu Lan ngày 14/7 Âm Lịch.

chua phuc khanh ha noi

Ảnh: sưu tầm

Một số ngôi chùa đẹp gần Hà Nội:

10. Chùa Bộc

  • Địa chỉ: số 14 Phố Chùa Bộc, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Chùa Bộc được xây dựng từ năm 1789 dưới thời vua Quang Trung, Tây Sơn. Trước đây chùa là nơi để thờ Phật. Song, sau này chùa còn là nơi thờ tự vua Quang Quang và những người có công đã hy sinh trong trận chiến. Cho đến nay, bên trong chùa vẫn còn lưu giữ những cổ vật để du khách có thể ghé tới tham quan đó.

11. Chùa Đậu

  • Địa chỉ: làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội

 Mặc dù so với danh sách chùa ở Hà Nội khác, chùa Đậu cách khá xa trung tâm thế nhưng nơi đây vẫn thường xuyên được nhiều du khách thập phương ghé tới. Ngôi chùa này được thiết kế theo lối kiến trúc “tiền Phật, hậu Thánh” – một kiểu kiến trúc đặc trưng vào thế kỉ 17. Hiện nay, bên trong chùa còn được trưng bày 2 pho tượng của nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường – hai vị sư đã để lại toàn thân xá lợi sau khi mất.

chua dau

Ảnh: sưu tầm

12. Chùa Pháp Vân

  • Địa chỉ: làng Nành, Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội

Chùa Pháp Vân hay còn được biết đến với tên gọi là chùa Nành, tọa lạc ở làng Nành, Ninh Hiệp, cách trung tâm khoảng chừng 20km. Đặc biệt, hiện nay bên trong chùa là nơi lưu giữ lên đến 116 bức tượng và nhiều di vật quý hiếm từ nhiều triều đại trước.

13. Chùa Thầy

  • Địa chỉ: xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội
  • Lễ hội: từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch

Chùa Thầy là một quần thể kiến trúc, gồm chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, gác Chuông, gác Trống, chùa Cao, chùa Một Mái, chùa Long Đẩu,… nằm ở phía dưới chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, cách Hà Nội khoảng chừng 20km. Có thể nói, chùa Thầy là một ngôi chùa vô cùng đặc biệt khi không có cổng Tam Quan, nghi môn và vừa thờ Phật, vừa thờ Thánh. Khác hẳn so với những ngôi chùa khác, Thánh ở chùa chính là Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

chua_thay_quoc_oai

Ảnh: sưu tầm

Trên đây là tổng hợp những danh sách chùa ở Hà Nội nổi tiếng linh thiêng, được nhiều người biết đến. Hy vọng với những thông tin mà Halo Travel cung cấp sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích nhất.

Bài viết bạn quan tâm:

Rate this post

Vân Bình

Mỗi chuyến đi sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị. Hãy cùng đồng hành cùng chúng mình để khám phá những điểm đến hấp dẫn, những quán ăn ngon hay các điểm checkin hot nhé!

Bài viết liên quan

Back to top button