Kinh nghiệm và giá vé du lịch vườn quốc gia Yok Đôn
Nhắc đến du lịch Đắk Lắk khó có thể quên được vườn quốc gia Yok Đôn – khu rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam. Nếu bạn muốn trải nghiệm leo núi, khám phá hệ sinh thái, thử tài huấn luyện voi và khám phá bản sắc văn hóa của Tây Nguyên thì đừng bỏ qua địa điểm hấp dẫn này. Hãy cùng HaloTravel khám phá thêm kinh nghiệm du lịch vườn quốc gia Yok Đôn qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
1. Giới thiệu về vườn quốc gia Yok Đôn
- Địa chỉ: xã Krong na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
- Điện thoại: 0500 3783 049 – 0500 3783 046
Vườn quốc gia Yok Đôn có vị trí đắc địa thuộc địa phận tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk nên vô cùng rộng lớn. Chỉ cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía bắc, vườn quốc gia là nơi ưa thích của khách du lịch trong và ngoài nước bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng.
Tổng diện tích của vườn quốc gia rộng tới 115.545ha, nổi bật là ngọn núi Yok Đôn và Reheng cao chót vót. Bên trong chủ yếu là rừng tự nhiên với đặc điểm rừng khộp độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Hệ sinh thái của vườn quốc gia Yok Đôn có đủ loài động vật có vú, chim, bò sát, lưỡng cư và hệ thực vật phong phú. Điều độc đáo nhất là ở đây có các hoạt động ngoài trời cùng voi như: cưỡi voi, cùng voi băng qua suối… rất thú vị. Ngoài ra, vườn quốc gia còn có các thác nước, khu nhà truyền thống của người dân tộc ở Tây Nguyên cho bạn tha hồ khám phá thiên nhiên và những nét đẹp văn hóa.
Ảnh: Thùy Duyên
2. Kinh nghiệm di chuyển
Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột chỉ khoảng 40km nên bạn có thể dễ dàng khám phá vườn quốc gia Yok Đôn bằng xe máy. Từ sân bay Pleiku, bạn có thể gọi xa taxi đến Buôn Ma Thuột, sau đó thuê xe máy ở thành phố với giá rất rẻ chỉ khoảng 80.000 – 100.000 đồng/ xe. Xuất phát từ thành phố, bạn đi theo hướng Lê Duẩn – QL 14 rồi tiếp tục đi lộ trình Giải Phóng – Y Ngông – Nguyễn Thị Định – ĐT 618 – Cầu số 4 – TL 1 đi thêm khoảng 2,5km nữa là tới.
Đường đi đến vườn quốc gia không quá khó và khá dễ đi. Tuy nhiên, bạn đừng chủ quan, hãy vững vàng tay lái để chuyến đi được hoàn hảo nhé!
Ảnh: Hiep Hiep Hoera
3. Khám phá hệ sinh thái độc nhất ở vườn quốc gia Yok Đôn
Khám phá hệ sinh thái phong phú
Ảnh: Tống Xuân
Ước tính 90% diện tích của vườn quốc gia là rừng nguyên sinh với 3 khu chính là: vùng bảo vệ đặc biệt, vùng phục hồi và vùng phục vụ hành chính. Khách du lịch hầu hết chỉ được khám phá bên trong vùng phục vụ hành chính, rộng khoảng gần 5ha.
Vườn quốc gia là ngôi nhà sinh sống của 196 loài chim, 67 loài thú, gần 50 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư và hàng trăm loài côn trùng. Nơi đây còn các động vật quý hiếm lưu trong sách đỏ như voi, gấu, khỉ.
Nghiên cứu cũng thống kê vườn quốc gia có tới 464 loài thực vậy, trong đó có 23 loài phong lan quý và hiếm. Độc đáo bậc nhất là rừng khộp – rừng khô cây cọ dầu có đặc điểm trút hết lá vào mùa khô. Một số loài thực vật lạ điển hình như: cây dầu đồng, dầu lông, trà beng…
Nếu bạn muốn tận mắt khám phá thế giới động, thực vật có một không hai trong hệ sinh thái đa dạng thì đừng bỏ lỡ chuyến đi tới vườn quốc gia Yok Đôn nhé!
Xem thêm:
Leo núi chinh phục đỉnh Yok Đôn
Trong vườn quốc gia có 2 ngọn núi Yok Đôn và Reheng cho bạn thỏa mãn niềm đam mê chinh phục độ cao. Bạn nên chuẩn bị sẵn các thiết bị hỗ trợ trekking để đảm bảo an toàn trong quá trình leo núi. Nếu chinh phục đến đỉnh cao, bạn sẽ được nhìn ngắm cả khu rừng rộng lớn cực độc và lạ.
Ngoài leo núi, bạn còn được trải nghiệm bdòng thác Bảy Nhánh nổi tiếng hùng vĩ. Đúng với tên gọi của nó, dòng thác cao chia làm 7 nhánh hướng ra sông Sê – rê – pok ngày đêm cuồn cuộn chảy. Ngoài tắm thác, bạn còn được thử bơi thuyền độc mộc, đi thuyền máy hay câu cá rất thú vị.
Ảnh: Sam Ng
Cưỡi voi ở Yok Đôn
Hoạt động cưỡi voi được khách du lịch cực kì yêu thích. Ước tính voi ở Yok Đôn rất nhiều, khoảng 70/100 con so với cả nước. Voi ở đây rất hiền và thân thiện với khách nên bạn hoàn toàn có thể được cưỡi voi đi dạo quanh rừng hay “học làm nghề quản voi” với kiểm lâm. Thông qua lớp học, bạn sẽ hiểu thêm về tập quán, cách ăn uống của voi và những bí quyết điều khiển chúng di chuyển, băng rừng…
Ảnh: Ngo Anh Tuan
Tìm hiểu bản sắc văn hóa của người dân bản địa
Ngoài hệ sinh thái đa dạng, đây còn là nơi bảo tồn những nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 6000 người với nhiều dân tộc thiểu số như: Ê – đê, Lào, M’nong. Họ vẫn giữ nguyên những kiến trúc nhà sàn, nhà rông, phong tục tập quán, ăn uống, lễ hội… của riêng mình.
Nếu bạn muốn hòa mình vào cuộc sống của người dân tộc, cùng nhảy múa điệu cồng chiêng, thưởng thức những món ăn truyền thống…thì đừng ngại đi sâu vào trong rừng nhé!
Ảnh: Tống Xuân
4. Giá vé tham quan vườn quốc gia Yok Đôn là bao nhiêu?
Hiện nay, vườn quốc gia Yok Đôn đang thu vé vào cửa và các hoạt động trải nghiệm như sau:
- Giá vé vào cửa: 60.000 đồng/ vé, sinh viên: 20.000 đồng/ vé.
- Vé xem chim trong 3 tiếng: 300.000 đồng/ người.
- Cưỡi voi: 800.000 đồng/ người nửa ngày, 1.400.000 đồng/ người cả ngày
- Giá vé cắm trại nửa ngày: 600.000 đồng/ người
- Thuê chèo thuyền độc mộc: 400.000 đồng/ thuyền 2 người
- Giá thuê thuyền máy: 400.000 đồng/ thuyền 3 người
- Giá thưởng thức show ca nhạc giao lưu cồng chiêng: 5.000.000 đồng/ show
- Thuê hướng dẫn viên: 450.000 đồng/ nửa ngày, 600.000 đồng/ ngày.
Ảnh: Debbie Mair
5. Một số lưu ý
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên đi vườn quốc gia Yok Đôn vào mùa nào đẹp thì đừng ngại ngần bởi mùa khô hay mùa mưa nơi đây cũng thu hút đông khách du lịch. Lí do là bởi mùa khô vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 4, mặc dù Tây Nguyên khá nóng bức nhưng trong rừng rất mát mẻ, thích hợp để đua thuyền, tắm thác, câu cá… Nếu đến vào mùa mưa khoảng từ tháng 5 đến tháng 10, chỉ cần tránh ngày mưa nhiều là bạn đã có thể thỏa thích khám phá thảm thực vật phong phú bậc nhất.
Khi vào rừng bạn hãy là khách du lịch văn minh, tuân thủ những quy định của kiểm lâm, giữ gìn hệ sinh thái nhé!
Ảnh: Michal Matúz
Vườn quốc gia Yok Đôn là điểm đến thú vị cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm cưỡi voi, leo núi, lội thác… Bạn hãy thử một lần đến thăm những buôn làng, cùng ca hát theo điệu cồng chiêng và khám phá ẩm thực phong phú của người dân bản địa nhé!
Bài viết liên quan: