Trekking chinh phục núi Chứa Chan Đồng Nai dành cho dân ‘outdoor’
Núi Chứa Chan còn được gọi là nóc nhà của Đồng Nai khi đây là ngọn núi cao thứ 2 của Đông Nam Á. Nơi đây có nhiều rừng rậm và những vách đá dựng đứng nên được các bạn trẻ thường xuyên lựa chọn để trekking. Ngày hôm nay, hãy cùng với Halo Travel khám phá ngay Núi Chứa Chan Đồng Nai nhé!
Nội dung chính
1. Giới thiệu núi Chứa Chan Đồng Nai
Núi Chứa Chan còn có tên gọi là Gia Ray. Đây là ngọn núi cao thứ 2 tại Nam Bộ sau núi Bà Đen ở Tây Ninh. Núi có dáng hình vòng cung gồm 3 ngọn đồi liên tiếp nhau giống hình bát úp lại. Hiện nay, núi Chứa Chan có độ cao là 837m so với mặt nước biển. Phần sườn dốc 30 – 35 độ và có nhiều phần là vách dựng đứng.
Ảnh: @min23711
Vào ngày 29 tháng 3 năm 2012, núi Chứa Chan Đồng Nai được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành một thắng cảnh hữu tình, độc nhất vô nhị ở Đồng Nai nói riêng và Nam Bộ nói chung thu hút được nhiều khách du lịch.
Một số thông tin chung về núi Chứa Chan:
- Địa chỉ: Xuân Trường – Xuân Lộc, Xã Xuân Trường, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai
- Giờ mở cửa: 07:00 – 18:00
2. Hướng dẫn đi tới núi Chứa Chan Đồng Nai
Núi Chứa Chan cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 106km và cách TP. Biên Hòa (Đồng Nai) khoảng 70km. Thường những người tìm đến núi Chứa Chan là những bạn trẻ yêu thích khám phá nên thường đi xe máy dạng phượt hoặc bạn cũng có thể đi bằng ô tô cá nhân.
Ảnh: Sưu tầm
Nếu đi bằng ô tô thì bạn bắt xe ở bến xe miền Đông rồi mua vé xe đi Đức Linh, Bình Thuận. Sau đó bảo bác tài dừng xe ở cổng chào núi Chứa Chan rồi bắt xe ôm đi khoảng 3km là đến nơi. Còn nếu đi xe máy bạn có thể theo hướng dẫn sau:
Hướng đi từ TP. Hồ Chí Minh
Bạn từ các quận di chuyển đến đường Xa Lộ Hà Nội đến ngã 3 Vũng Tàu thì đi hướng Đồng Nai. Đến ngã 3 Hố Nai thì đi tiếp đến ngã 3 Trị An bạn tiếp tục đi qua thị trấn Trảng Bom. Bạn tiếp tục đến ngã 3 Dầu Giây thì rẽ trái hướng Lâm Đồng.
Ảnh: @thuong_trann
Sau đó thì chạy xe đến dốc Mẹ Bồng Con rồi đi qua QL1A thì đến thị xã Long Khánh. Từ đây bạn hãy hỏi người dân xung quanh đường đến núi Chứa Chan như thế nào nhé!
Hướng đi từ TP. Biên Hòa
Từ Biên Hòa bạn đi thẳng QL1A hướng Hà Nội khoảng 70km là tới ngã 3 Ông Đồn. Bạn tiếp tục rẽ vào Tỉnh lộ 766 về hướng Đông Bắc khoảng 2km là bạn sẽ nhìn thấy núi Chứa Chan. Bạn rẽ vào đường nhựa rồi tiếp tục đi khoảng 3,5km để đến chân núi. Nếu bạn không rõ đường thì có thể hỏi người dân xung quanh.
3. Hướng dẫn leo núi Chứa Chan
Sau khi đã đến dưới chân núi thì bạn có thể lựa chọn 2 cách để leo lên đỉnh núi Chứa Chan Đồng Nai như sau:
Đi theo đường cột điện
Leo núi Chứa Chan theo đường cột điện là đường mà dân phượt cực kỳ yêu thích. Thời gian đi theo đường cột điện khoảng 2 – 4 tiếng. Trên đường đi bạn sẽ được ngắm toàn cảnh thiên nhiên hùng vĩ một cách sảng khoái nhất. Đường đi cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần đi theo dọc đường mòn, nhìn theo cột điện và đường dây điện là có thể đến đỉnh núi.
Ảnh:@chi.dangg
Leo từ chân núi lên đỉnh thì bạn sẽ đi qua khoảng 145 cái cột. Ở cột thứ 99 thì bạn nhớ rẽ trái đi theo hướng cột điện nhé. Còn cột 135 sẽ có bãi cắm trại đầu tiên gần đường. Lưu ý là số bắt đầu từ 20 nhưng bạn chỉ cần chú ý đến cột 145 là đỉnh núi.
Đi theo đường chùa
Đi theo đường chùa bằng cách ngồi cáp treo đi lên lưng chừng núi sau đó bạn sẽ được dừng lại ở khu vực chùa để tiếp tục đi bộ lên đỉnh núi Chứa Chan. Đi cáp treo sẽ đỡ một phần sức khỏe cho bạn hoặc đây là lựa chọn cho những người không đi bộ được nhưng lại muốn lên đỉnh núi. Hiện tại giá cáp treo được tính như sau:
Giá vé khứ hồi:
- Người lớn là 180.000đ/khách
- Trẻ em (0,9 – 1,2m) là 90.000đ/khách.
- Trẻ em (dưới 0,9m) là miễn phí.
- Trẻ em trên 1,2m thì tính giá tiền như của người lớn.
Giá vé cáp treo 1 chiều:
- Người lớn (chiều lên) 110.000đ/người lớn
- Trẻ em (chiều lên) 60.000đ/người
- Người lớn (chiều xuống) 90.000đ/người.
- Trẻ em (chiều lên) 50.000đ/người lớn
4. Núi Chứa Chan Đồng Nai có gì đặc biệt?
Núi Chứa Chan Đồng Nai là một trong những ngọn núi có địa hình khá là hiểm trở. Thế nhưng, lý do gì mà nơi đây trở thành một địa điểm lý tưởng để các bạn trẻ khám phá?
Ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên trên đỉnh núi
Nhìn từ trên cao bạn sẽ thấy một khung cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp mắt. Nó thu hút khách du lịch bởi nhiều dòng suối chảy quanh năm ẩn mình dưới những rừng cây bạt ngàn. Lên đỉnh núi vừa hít thở được bầu không khí trong lành lại nghe được tiếng reo vang của muôn thú. Đứng ở nơi đây, mọi mệt mỏi và áp lực trong bạn dường như được xua tan.
Ảnh: @mera.ig_
Giếng Tiên kết hợp với các chùa
Không những vậy, ở lưng chừng núi bạn còn nhìn thấy nhiều “giếng Tiên” làm điểm dừng chân cho du khách khi leo lên đỉnh núi Chứa Chan. Ngoài ra, bạn còn có thể tham quan các di tích lịch sử do con người tạo ra như chùa Bửu Quang, chùa Linh Sơn, chùa Lâm Sơn…
Ảnh: @ca97.christian
Ở đây còn nổi tiếng với “Cây đa ba gốc một ngọn”, Mật Khu Hầm Hinh và các bãi đá tự nhiên tạo thành một bức tường đá hùng vĩ. Bên trong các khe suối có nước chảy quanh năm tạo một không gian thoáng mát, thơ mộng để các nhà sư làm nơi thiền đỉnh.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
Ngoài cảnh quan thì núi Chứa Chan Đồng Nai còn lưu lại được những giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như lễ Thượng Ngươn, Hạ Ngươn, giỗ tổ Khai Sơn. Đặc biệt đây còn là nơi sinh sống của dân tộc Chơro.
Ảnh: @mateluuh
Trải nghiệm cắm trại qua đêm
Điều tuyệt vời nhất mà bạn có thể trải nghiệm ở đây là cắm trại qua đêm. Dưới một tiết trời se lạnh, ngồi bên đống lửa, nhìn trời đêm chill cùng bạn bè. Nhìn xuống làng mạc thắp lên những ánh đèn nhỏ cũng khiến lòng quên đi bao muộn phiền.
Ảnh:@mowfyme
Buổi sáng, hãy chịu khó dậy sớm một chút, có thể tiết trời hơi lạnh nhưng bù lại bạn sẽ được ngắm cảnh bình minh hiếm thấy. Lúc này hãy pha cho mình một ly cà phê để thêm tỉnh táo nhé. Chờ khi mặt trời lên cao, bạn có thể đứng “săn mây” tuyệt đẹp không kém cạnh gì ở vùng núi phía Bắc.
Ảnh: @tblack0814
4. Lưu trú và ăn uống như thế nào?
Tuy Núi Chứa Chan Đồng Nai khá là đơn sơ, mộc mạc nhưng ở đây không thiếu các địa chỉ lưu trú và đồ ăn uống.
Lưu trú
Nếu lên đỉnh núi thì bạn có thể dựng lều để nghỉ ngơi vì ở đây có nhiều phần đất bằng phẳng. Bạn có thể vừa nhìn cảnh đêm và làm một bữa tiệc BBQ. Tuy nhiên, một số bạn không muốn ở lại núi thì bạn hãy xuống thẳng chân núi để tìm các nhà nghỉ bình dân cho khách du lịch đến tham quan. Bạn có thể thay đổi lịch trình là leo núi từ sáng rồi xuống lúc chiều tà. Hoặc dừng chân ở nhà nghỉ một đêm rồi sáng mai dậy leo núi.
Ảnh:@anhtins_
Ăn uống
Từ dưới chân núi đến khu vực chùa đều có nhiều tạp hoá được bày bán nhiều món như: Chuối ngào đường, sương sáo, bánh xèo… Ngoài ra sau khi bạn hoàn thành chuyến leo núi thì có thể thưởng thức những món ăn đặc sản ở Gia Lào như các món lẩu và nướng từ thịt dê. Giá cả cũng khá rẻ, khoảng từ 100.000đ – 200.000đ/người thôi. Còn nếu muốn tiết kiệm hơn có thể mang đồ ăn từ nhà đi, khi lên núi thì bày bàn tiệc. Hãy nhớ là sau khi rời đi phải dọn dẹp giữ gìn cảnh quan chung nhé!
Ảnh: @conmeomuahe
5. Lưu ý khi leo núi Chứa Chan
Để có một chuyền đi an toàn và luôn đảm bảo tới sức khỏe thì bạn cần chuẩn vị một số đồ dùng sau:
- Cần mặc đồ thoáng mát, đi giày vừa chân và thoải mái để có thể leo núi tốt nhất. Nếu bạn ở qua đêm thì nhớ mang áo ấm nhé.
- Bạn kiểm tra lịch trình mình đi thời gian bao lâu để cho thể mang đủ nước uống.
- Mang thêm một số đồ ăn nhẹ như socola, bánh kẹo để chống đói dọc đường.
- Chuẩn bị một số đồ ăn nếu bạn ở qua đêm như: Bánh mì, xúc xích, các loại đồ khô, cơm cuộn… Hoặc mang thêm đồ nướng BBQ nếu đi đông người, có thể chia hành lý.
- Một số vật dụng không thể thiếu là bình xịt côn trùng, thuốc đau bụng, nhức đầu, thuốc đỏ, bông băng…
- Đèn pin và sạc pin.
- Giấy vệ sinh và gậy leo núi.
- Lều và bạt nếu bạn ở qua đêm.
Núi Chứa Chan Đồng Nai là một trong những địa điểm hứa hẹn cho bạn nhiều khám phá và trải nghiệm thú vị. Chính vì vậy, hãy thử chinh phục và để lại những chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!
Bạn có thể quan tâm: