Đi trốn ở chợ tình Khâu Vai Hà Giang cho đôi lứa lỡ duyên

Một trong những phiên chợ “đặc sản” của Hà Giang là chợ tình Khâu Vai. Đây là nơi giao lưu văn hóa tuyệt vời của người dân miền sơn cước và chốn hẹn hò lí tưởng của những đôi lứa yêu nhau. Chợ tình Khâu Vai ở đâu, bán gì và thú vị như thế nào? Đừng bỏ qua nội dung bài viết của HaloTravel dưới đây nhé!

Chợ tình Khâu Vai diễn ra ở đâu?

Chợ tình Khâu Vai là một phần không thể thiếu khi nhắc đến Hà Giang. Vì vậy, trong các tour du lịch Hà Giang cũng luôn có lịch trình đi chợ tình. Khu chợ này còn có tên gọi dân dã là chợ Phong lưu, có lịch sử hoạt động hơn 100 năm nay.

Đến với chợ tình bạn sẽ được lắng nghe câu chuyện tình yêu buồn man mác mà đẹp đến nao lòng. Nhiều người còn gọi vui nếu muốn “ngoại tình” thì phải đến chợ, bởi đây là nơi những người trắc trở trong tình yêu, yêu nhau mà không lấy được nhau có thể gặp lại sau nhiều năm xa cách. Họ gặp nhau, hẹn hò và ôn lại kỉ niệm của mỗi người chỉ trong đúng 1 phiên chợ diễn ra duy nhất 1 lần trong năm mà thôi.

Chợ tình Khâu Vai là một nét đẹp văn hóa mà bạn nên một lần ghé qua để hiểu rõ hơn về những phong tục tập quán của người dân Hà Giang.

cho tinh khau vai

Ảnh: @ iamhp1712

Hướng dẫn đường đi chợ tình Khâu Vai

Nếu từ Hà Nội muốn lên Hà Giang, bạn có thể tham khảo xe khách đi từ bến xe Mỹ Đình, Yên Nghĩa hoặc Giáp Bát với giá khoảng 150.000 – 180.000 đồng với lộ trình kéo dài khoảng 320km.

Từ trung tâm thành phố Hà Giang, bạn phải di chuyển thêm 170km nữa mới có thể lên đến Mèo Vạc. Bạn hãy thuê xe máy ở trung tâm với mức giá khoảng 100.000 đồng/ ngày và di chuyển theo lộ trình: đi Tam Sơn – Yên Minh – Phó Bảng – ngã ba Sà Phìn – Lũng Cú – phố cổ Đồng Văn – đèo Mã Pí Lèng mới đến được Mèo Vạc. Dịch vụ thuê xe máy ở Hà Giang rất phát triển và bạn chỉ cần đem chứng minh thư cá nhân là đã có thể dễ dàng thuê được xe. Hãy chuẩn bị các dụng cụ bảo hộ như mũ bảo hiểm, áo mưa… và vững vàng tay lái nhé, vì đường lên Mèo Vạc khá khúc khuỷu, khó đi.

cho tinh khau vai 2

Ảnh: @tuananh1809

Chợ tình Khâu Vai diễn ra khi nào?

Mùa xuân được mệnh danh là mùa lễ hội của các tỉnh miền núi phía Bắc. Bởi lẽ lễ hội là dịp để người dân tổ chức vui chơi, cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa.

Hằng năm, chợ tình Khâu Vai chỉ được tổ chức duy nhất một lần vào ngày 27/3 Âm lịch. Lịch sử phiên chợ đã bắt đầu từ năm 1919, nghĩa là có khoảng 100 năm hoạt động và chỉ họp mặt đúng một ngày nhưng vẫn được rất nhiều người quan tâm. Ngày nay, phiên chợ đã được mở rộng kéo dài 3 ngày với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ cho bạn thỏa thích giao lưu.

cho tinh khau vai 3

Ảnh: @ songeun_jae1509

>>> Kinh nghiệm du lịch Hà Giang đầy đủ, chi tiết từ A – Z

Đến chợ tình Khâu Vai Hà Giang nghe truyền thuyết tình yêu

Đến chợ Phong Tình này, người ta vẫn truyền tai nhau về câu chuyện tình yêu đẹp mà buồn da diết. Chuyện kể rằng ngày xưa có chàng Ba – người dân tộc Nùng yêu nàng Út – người dân tộc Giáy. Chàng là con nhà nghèo còn nàng là con gái của trưởng tộc giàu có và uy quyền. Tình yêu của họ đắm say nhưng vì không cùng tổ tiên, dân tộc và khác biệt về gia cảnh nên họ không thể nên duyên vợ chồng.

Chàng trai và cô gái ấy đã cùng nhau lên núi đã Khau Vai để trốn gia đình. Họ sống trong tình yêu hạnh phúc. Niềm vui ngắn ngủi ấy chẳng được bao lâu. Ở dưới bản làng, dòng tộc cô gái mang nỏ xuống gây chuyện với nhà trai vì cô gái bỏ nhà mà đi. Trên núi nhìn cảnh hai gia đình đâm chém nhau, hai người lòng đau như cắt đành phải trở về. Khi chia tay nhau họ đã hẹn ngày 27 tháng 3 hàng năm sẽ lại cùng nhau đến Khâu Vai để kể cho nhau nghe những ngày cách xa mình đã sống như nào.

Dân làng vì thương tiếc cho hai người nên sau này đã dựng lên miếu thờ Bà, thờ Ông ở đây và lấy ngày 27 tháng 3 là ngày duy nhất trong năm họp chợ, hẹn hò cho những đôi lỡ duyên.

anh 4

Ảnh: @sun.beo

Điều gì hấp dẫn ở chợ tình Khâu Vai?

Chợ tình vốn là nơi hẹn hò cho những đôi tình nhân phải sống trong xa cách. Vì một lí do nào đó, họ không thể đi hết mối lương duyên và đều có cuộc sống riêng. Đến với phiên chợ, họ chia sẻ với nhau những điều lo toan đã qua, ôn lại kỉ niệm cũ mà không có bất kì sự ghen tuông nào cả. Phiên chợ được gọi “phong tình” là vì thế, mỗi người tự tôn trọng nhau để không làm ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân hiện tại của mình. Hết phiên chợ, mỗi người phải trở về với thực tại và hẹn hò năm sau lại tới.

Ngày nay, chợ tình Khâu Vai đã có phần bị “thương mại hóa”, nhiều hàng quán ăn đã được mở rộng nhưng phiên chợ vẫn thu hút người dân và khách du lịch.

Ngoài ra, chợ tình còn gắn liền với lễ hội của người dân địa phương. Phần Lễ, người dân sẽ dâng hương lên miếu Ông miếu Bà để nhớ về cội nguồn và tôn vinh tình cảm đôi lứa. Phần hội là các hoạt động vui chơi, giải trí, giao lưu văn nghệ, múa sạp, thổi kèn… cho mọi người giao lưu văn hóa.

anh 5

Ảnh sưu tầm

Chợ tình Khâu Vai là một trong những nét đẹp văn hóa tuyệt vời của đồng bào dân tộc ở cao nguyên đá Đồng Văn. Nếu có dịp đến với Hà Giang vào đúng mùa lễ hội bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé qua chợ tình nhé!

Bài viết bạn quan tâm:

Rate this post

Vân Bình

Mỗi chuyến đi sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị. Hãy cùng đồng hành cùng chúng mình để khám phá những điểm đến hấp dẫn, những quán ăn ngon hay các điểm checkin hot nhé!

Bài viết liên quan

Back to top button