Khám phá Tháp chàm Poshanư, công trình vĩ đại của Vương quốc Chăm Pa

Tháp chàm Poshanư hay còn gọi là tháp Chàm Po Sah Inư (tháp Chăm Phố Hài). Đây là một cụm di tích tháp Chăm mà vương quốc Chăm Pa đã để lại cho hậu thế. Tháp chàm Poshanư nay thuộc thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tháp Chàm Poshanư được xem là công trình vĩ đại và là biểu tượng của Vương quốc Chăm Pa. Hãy cùng Halo khám phá những điều thú vị về địa danh này nhé!

1. Tháp Chàm Poshanư ở đâu?

Cách thành phố Phan Thiết 7km, tháp Chàm Poshanư nằm trong khu di tích Lầu Ông Hoàng ngày xưa. Tháp tọa lạc trên ngọn đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, Phan Thiết. Tháp Chàm được coi là công trình chứa nhiều tinh hoa kiến trúc của người Chăm cổ nhất. Điểm hấp dẫn của tháp Chàm này chính là những tinh hoa nghệ thuật mà người Chăm xưa đã tạo nên. Với 10.000 tiền vé là bạn đã có cơ hội khám phá công trình độc đáo này rồi đó.

Tham-cham-poshanu

ảnh: @Loan Bùi

2. Hướng dẫn đường đi đến tháp Chàm Poshanư

Từ TP. Hồ Chí Minh để đến tháp Poshanư, bạn có thể đi bằng xe máy hoặc xe khách. Đi xe khách thì sẽ nhanh và khỏe hơn. Vì bạn chỉ cần leo lên xe và nằm chờ đến giờ xuống thôi. Tuy nhiên đối với những phượt thủ thì có lẽ xe máy là phương tiện hàng đầu của họ rồi. Vừa chạy xe vừa tỉ tê tâm sự cũng thú vị lắm đấy. Với đoạn đường dài gần 200km thì mất khoảng 4-5 tiếng để bạn đến được tháp Poshanư. Bạn có thể di chuyển theo tuyến cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây/ĐCT01 và QL1A hoặc tra google map cho bảo đảm nhé!

Tham-cham-poshanu-duong-di-den-thap

ảnh: @vivian.is.here

3. Lịch sử tháp Chàm Poshanư

Quần thể tháp Chàm Poshanư được xây dựng vào cuối thế kỉ thứ 8, đầu thế kỷ thứ 9 tại Vương quốc Chăm Pa cổ. Nơi đây thờ thần Shiva – một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính nhất trong văn hóa Chăm Pa.

Vào thế kỷ 15, quần thể tháp được xây dựng thêm một số đền thờ để thờ công chúa Poshanư – con vua Para Chanh. Công chúa Poshanư là người được nhân dân yêu mến về tài đức và phép ứng xử. Bà cũng chính là người đã chỉ dạy nhân dân trồng lúa nước, dệt vải thổ cẩm, trồng trọt, chăn nuôi…

Năm 1992 – 1995, những cuộc khai quật khảo cổ tại đây đã phát hiện ra ngoài 3 tháp chính, khu này ngày xưa có một đền thờ lớn nhưng đền thờ này đã bị chôn vùi sâu dưới lòng đất từ hơn 300 năm.

Tham-cham-poshanu-lich-su-thap-cham

ảnh: @dnt_0105

4. Kiến trúc của tháp Chàm Poshanư

Quần thể tháp Chàm Poshanư xứng đáng là một tuyệt tác của dân tộc Chăm Pa. Tuy không quá to lớn, đồ sộ nhưng nó chắt lọc những tinh hoa kiến trúc và nghệ thuật của người Chăm xưa. Tháp được xây dựng theo phong cách kiến trúc Hòa Lai – kiến trúc thành công nhất, đẹp nhất của người Chăm Pa. Cấu trúc gồm 3 tháp:

Tháp chính A

Có 4 tầng, càng lên cao diện tích càng thu nhỏ lại. Trên đỉnh tháp có 4 cửa sổ hình tam giác hướng về 4 phía. Bên ngoài xây kín, dưới mỗi cửa sổ gạch có 4 lỗ lớn để thông gió ra ngoài. Từ trong lòng tháp lên đến đỉnh cao 15 mét, cạnh đáy mỗi bề gần 20 mét. Tháp có một cửa chính dài, hướng về phía Đông mà theo truyền thuyết Chăm thì hướng Đông là nơi cư ngụ của thần linh. Thêm 3 cửa giả ở các hướng Bắc, Tây, Nam. Trên vòm cuốn ở hướng Tây của tháp, hiện còn những dãy chạm khắc dày đặc với những bông hoa và hình tượng kỳ lạ. Đây là công trình nguyên vẹn nhất của cụm tháp Poshanư.

Tham-cham-poshanu-kien-truc-thap-cham

ảnh: @ki_ang_99

Tháp phụ B

Nằm riêng nhích về hướng Bắc, cao khoảng 12m, kiến trúc cơ bản giống tháp A nhưng đơn giản hơn. Trước kia tháp B có thờ con bò thần Namdin nhưng sau đó không thấy nữa. Năm 1995 lúc khai quật dưới lòng đất đã tìm thấy 1 bàn chân và 1 tai bò thần bằng đá.

Tham-cham-poshanu-ve-dep-thap-cham

ảnh: @Phan Thiết

Tháp phụ C

Hiện chỉ còn lại với 1 chiều cao hơn 4m, duy nhất 1 cửa trổ về hướng Đông, những kiến trúc và trang trí nghệ thuật bên ngoài đã bị thời gian bào mòn chỉ còn lại một số đường nét gốc. Ngọn tháp này để thờ thần lửa.

Tham-cham-poshanu-ve-dep-kien-truc-thap-cham

ảnh: @sưu tầm

5. Lễ hội ở tháp Chàm Poshanư

Hàng năm, khu di tích tháp Poshanư được đông đảo người Chăm từ các vùng lân cận đến cúng viếng. Họ đến đây để cầu bình an, làm lễ cầu mưa, hay cầu cho những chuyến đi biển được bình yên. Ngoài ra còn có những nghi lễ truyền thống khác thể hiện sự tưởng nhớ công ơn của người xưa và sự sùng bái thần linh… được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Bên cạnh đó, ở tháp còn diễn ra những lễ hội chính như:

  • Các lễ hội Rija Nưga, Poh Mbăng Yang được tổ chức vào tháng giêng âm lịch ngay dưới chân tháp Pôshanư.
  • Lễ hội Katê được diễn ra vào tháng 7 âm lịch là vào khoảng tháng 9 – 10 dương lịch với nhiều tiết mục đặc sắc. Vào ngày này bạn sẽ được chiêm ngưỡng các điệu múa nhịp nhàng uyển chuyển đi kèm với những nhạc cụ truyền thống như: trống Ginăng, trống Paranưng, chiêng, kèn Xaranai, Grong (lục lạc), đàn Kanhi… làm đắm lòng khách phương xa.

Nếu khách du lịch đến tham quan tháp Poshanư vào những ngày thường, các bạn vẫn có thể thưởng thức những tiết mục nghệ thuật dân gian Chăm. Những tiết mục này được ban quản lý tổ chức theo yêu cầu và còn được xem nghệ nhân trình diễn nghề dệt vải thủ công.

Tham-cham-poshanu-le-hoi-thap-cham

ảnh: @sưu tầm

Tham-cham-poshanu-le-hoi-o-thap

ảnh: @Toquoc.vn

Với những chia sẻ trên đây, Halo hi vọng các bạn sẽ có những khám phá và trải nghiệm tuyệt vời tại tinh hoa văn hóa này. Halo chúc các bạn có những chuyến đi thật vui vẻ và ý nghĩa. Đừng quên chia sẻ với Halo nữa nhé!

Một số điểm du lịch ở Phan Thiết đẹp:

5/5 - (1 bình chọn)

Vân Bình

Mỗi chuyến đi sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị. Hãy cùng đồng hành cùng chúng mình để khám phá những điểm đến hấp dẫn, những quán ăn ngon hay các điểm checkin hot nhé!

Bài viết liên quan

Back to top button