Kinh nghiệm đi du lịch Chùa Tam Chúc cho người mới – Halo Travel
Chùa Tam Chúc được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, nơi được xây dựng với quy mô vô cùng hoành tráng. Vậy nên tới chùa vào thời điểm nào, cần lưu ý những gì? Cùng Halo Travel giải đáp tất tần tật những thắc mắc về ngôi chùa này ngay dưới đây nhé!
Nội dung chính
1. Địa chỉ Chùa Tam Chúc ở đâu? Cách Hà Nội bao xa?
- Địa chỉ: Thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam
Chùa Tam Chúc nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc thuộc địa phận tỉnh Hà Nam. Phía sau chùa là núi Thất Tinh, phía trước là hồ Lục Ngạn. Trong hồ có 6 hòn đảo nhỏ theo tương truyền chính là 6 chiếc chuông mà ông trời đã ban cho nơi đây. Hà Nam chưa quá phát triển về dịch vụ du lịch, từ khi chùa Tam Chúc bắt đầu mở cửa cho du khách tham quan, nơi đây cũng trở nên nhộn nhịp hơn rất nhiều. Chùa Tam Chúc được công nhận là ngôi chùa lớn nhất thế giới tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện nay.
2. Sự tích Chùa Tam Chúc
Tương truyền rằng Chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi. Trong đó có 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất, được dân làng gọi là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”.
Trên 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao tỏa sáng như ánh hào quang. Người người thấy ánh hào quang đó kéo đến núi Thất Tinh đục đẽo, chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày hòng lấy đi 7 ngôi sao. Trong 7 ngôi sao có 4 ngôi sao bị đốt nhiều nên đã mờ dần, chỉ còn lại 3 ngôi sao còn sót lại. Vì thế ngôi chùa “Thất Tinh” sau này được đổi tên thành chùa “Ba Sao” (Chùa Tam Chúc ngày nay).
Ảnh: @nhimsoc13
3. Hướng dẫn đường đi chùa Tam Chúc từ Hà Nội
Phương tiện chủ yếu để di chuyển tới chùa Tam Chúc là ô tô và xe máy cá nhân. Tại đây chưa có xe bus hay xe khách nên chủ yếu du khách chọn đi xe cá nhân để chủ động về mặt thời gian. Đường đi tới chùa khá đơn giản, bạn chỉ cần chạy theo hướng quốc lộ 1A. Khi đến thành phố Phủ Lý thì bạn rẽ vào hướng quốc lộ 2B. Đi tiếp quảng 12km nữa là sẽ đến thị trấn Ba Sao.
Ngoài ra, nếu đi ô tô, bạn có thể đi đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình để có thể đi nhanh hơn, đến nút giao Đại Xuyên rẽ phải rồi tiếp tục đi vào quốc lộ 1A hoặc chạy thẳng quốc lộ 1A từ Giải Phóng. Tuy nhiên tuyến này sẽ đông phương tiện đi lại, hay tắc vào giờ cao điểm nên bạn lưu ý xem bản đồ để xem tình hình giao thông sau đó quyết định lựa chọn tuyến đường đi hợp lý.
4. Nên du lịch chùa Tam Chúc vào thời điểm nào trong năm?
Chùa Tam Chúc Ninh Bình nằm ở khu vực miền Bắc, có khí hậu ôn hòa, chia thành bốn mùa rõ rệt. Mỗi mùa ngôi chùa này lại có nét đẹp riêng, bạn có thể tới đây bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nếu muốn trải nghiệm nhiều lễ hội náo nhiệt, không khí đông vui tại chùa, bạn nên tới khu du lịch chùa Tam Chúc vào mùa xuân, khoảng thời gian sau Tết. Cụ thể là từ tháng Giêng cho tới tháng 3 âm lịch là mùa lễ hội ở chùa Tam Chúc. Mùa hè thường vắng du khách hơn do thời tiết khá oi bức và hay có mưa bất chợt. Nếu bạn đi vào thời điểm này thì đừng quên xem kĩ dự báo thời tiết trước khi đi nhé!
Ảnh: @e.n.gs
5. Chùa Tam Chúc có gì đặc biệt?
Tham quan nhà khách Thủy Đình
Nhà khách Thủy Đình là địa điểm đầu tiên bạn thấy khi tới chùa Tam Chúc Ninh Bình. Đây là địa điểm để bạn vào mua vé vào chùa và tham khảo các thông tin về chùa Tam Chúc. Bạn sẽ được lựa chọn mua vé đi vào chùa bằng thuyền hoặc xe điện. Vé xe điện khứ hồi là 60k/ 2 lượt. Bên trong nhà khách được bày biện rất trang nghiêm. Những bức tranh, ảnh mô phỏng toàn cảnh chùa Tam Chúc được gắn kèm đèn led vô cùng đẹp. Ngoài ra, nhà khách Thủy Đình cũng chính là địa điểm “sống ảo” quen thuộc của các du khách.
Ảnh: @chuatamchuc
Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan được mệnh danh là biểu tượng của chùa Tam Chúc. Đúng như cái tên, nơi đây được thiết kế theo 3 cổng, gồm 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Trước cổng là bến thuyền và điểm trả khách của xe điện. Hai bên cổng Tam Quan là hai con đường lớn để bạn đi bộ lên các chính điện lớn của chùa, khá giống với thiết kế tại chùa Tam Chúc.
Ảnh: @xiaolinglingg
Vườn Cột Kinh
Nếu đã tới được cổng Tam Quan, bạn đi tiếp sẽ thấy vườn Cột Kinh với 32 cột kinh khổng lồ được đặt theo hàng lối vô cùng nghiêm trang. Lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia Cột Kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, vườn Cột Kinh chùa Tam Chúc được phục dựng lại với quy mô không hề kém cạnh. Mỗi cột nặng khoảng 200 tấn, được làm từ đá xanh Thanh Hóa. Các cột đá được thiết kế với chân cột là đài sen; thân cột hình lục giác, điêu khắc thủ công các lời Phật dạy, đỉnh cột là hình nụ sen đặc trưng.
Ảnh: @ngphuonganhhh
Tam điện nguy nga, tráng lệ
Chùa Tam Chúc Ninh Bình có 3 chính điện là; Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm. Mỗi điện đều thờ một vị Phật theo những ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, cả 3 điện đều có những bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa tại Indonesia.
Mỗi bức phù điêu đều mang những câu chuyện về cuộc đời Đức Phật, bạn có thể hỏi các hướng dẫn viên trong chùa để được giải thích kĩ hơn về sự tích này. Phía dưới mỗi bức tường đều có chú thích bằng 3 thứ tiếng, nếu không có hướng dẫn viên đi cùng, bạn có thể tự check mã để tìm hiểu về những ý nghĩa lịch sử của bức tranh.
Ảnh: @levycutie106
Đàn tế trời chùa Ngọc
Đến được chùa Ngọc là một trong những thử thách dành cho du khách khi tới tham quan chùa Tam Chúc. Khi đi qua Tam Điện, bạn sẽ phải đi bộ và leo bậc thang một đoạn khá xa. Bù lại, khi tới chùa, bạn sẽ không khỏi bất ngờ bởi lối kiến trúc độc đáo, khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên khi nhìn từ trên cao.
Chùa Ngọc được chế tác hoàn toàn từ đá granit và hoàn toàn không dùng bê tông. Vậy nên dù diện tích sàn chỉ có 13 m2 nhưng ngôi chùa này có mức nặng khoảng 2000 tấn.
Ảnh: @e.n.gs
Đình Tam Chúc
Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Nơi đây là đình thờ Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt thời nhà Đinh. Theo tương truyền trước kia trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã đến đây để chiêu mộ binh mã. Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh cho xây đền thờ tại đây.
Khi đi trên cầu dẫn đến Đình, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh mênh mông của hồ Lục Ngạn – hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất Việt Nam. Dưới đáy hồ có rất nhiều loài động thực vật thiên nhiên sinh sống. Vào mùa sen nở, dạo bước trên hồ sẽ như được lạc vào chốn tiên cảnh bình yên.
Ảnh: @nhimsoc13
6. Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam
- Khu du lịch chùa Tam Chúc có diện tích lên tới 4000 ha. Bạn nên chuẩn bị sẵn bản đồ để tránh mất thời gian đi lòng vòng.
- Vào những dịp lễ, Tết thường rất đông. Phương tiện nhanh và tiện nhất là đi xe ôm, nếu đi thuyền hay xe điện thường phải chờ rất lâu.
- Khi bước vào cửa chùa hoặc cửa điện, bạn nên đi cửa bên, bước qua bậu cửa chứ không dẫm lên bậu cửa.
- Chùa Tam Chúc là địa điểm linh thiêng, khi tới đây, bạn nên mặc trang phục lịch sự, không quá hở hang. Quãng đường phải đi bộ khá nhiều, bạn nên đi giày thể thao hoặc giày bệt thay vì đi giày cao gót.
- Ngày lễ, Tết rất đông du khách, an ninh không được đảm bảo. Bạn nên chú ý tránh bị móc túi hay giật đồ.
Ảnh: @nhimsoc13
Chùa Tam Chúc là địa điểm du lịch còn khá mới, lại nằm ở nơi chưa thật sự phát triển du lịch nên vẫn giữ nguyên vẹn nét tự nhiên và hoang sơ vốn có. Nếu còn chưa tới thăm nơi này, còn chờ gì mà không lên kèo ngay một chuyến phượt với hội bạn thân ngay thôi nào!
7. Gợi ý Tour Tam Chúc – Đầm Vân Long 1 ngày (bao gồm xe điện Tam Chúc)
Lịch trình
SÁNG: HÀ NỘI – CHÙA TAM CHÚC – VÂN LONG (Ăn trưa)
07h30: Xe và hướng dẫn viên của công ty đón khách tại điểm hẹn. Đoàn khởi hành về Hà Nam. Trên đường đi nghỉ dừng chân để quý khách ăn sáng (Chi phí tự túc).
08h00: Quý khách vào thăm quan chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng được xây dựng với hàng nghìn bức tranh bằng đá được ghép tỉ mỉ, cẩn thận bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề.
Sau đó quý khách thăm quan chùa Ngọc và khám phá vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, sơn thủy hữu tình.
11h00: Quý khách lên xe đi Ninh Bình, về khu sinh thái Đầm Vân Long.
12h30: Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng với các món ăn truyền thống của Ninh Bình…. Sau đó đoàn nghỉ ngơi để tiếp tục hành trình.
CHIỀU: ĐẦM VÂN LONG – HÀ NỘI:
14h00: Quý khách xuống thuyền xuôi dòng kênh xanh tham quan ngắm nhìn cảnh đẹp non nước Vân Long.
16h30: Quý khách lên xe trở về Hà Nội.
18h30: Về đến Hà Nội, Hướng dẫn viên chia tay và hẹn gặp lại quý khách trong những hành trình tiếp theo!
Trên đây là bài review chùa Tam Chúc của Halo Travel. Hy vọng với bài viết này bạn và gia đình, người thân sẽ có được thông tin hữu ích cho chuyến du lịch của mình nhé.