Mục sở thị Nhà thờ Hàm Long, khám phá kiến trúc độc đáo
Đối với một vài người, nhà thờ chỉ là nơi tôn vinh tín ngưỡng tôn giáo bình thường. Nhưng một nơi mang đậm nét cổ kính như phố cổ Hà Nội, nhà thờ đã trở thành nét văn hoá giá trị. Nhà thờ Hàm Long chính là nét văn hoá tôn giáo đặc sắc ấy. Đây vẫn luôn là niềm thu hút tín đồ Công giáo và du khách mê nét đẹp cổ kính Hà Nội.
Nội dung chính
1. Giới thiệu về nhà thờ Hàm Long
- Địa chỉ: 21 Hàm Long, P. Phan Chu Trinh, Q. Hai Bà Trưng, Thủ đô Hà Nội
- Điện thoại: 024 3943 9559
- Số Giáo dân: 7.280 giáo dân
Như đã nhắc đến, nhà thờ Hàm Long là một trong những nhà thờ lớn nhất ở Hà Nội. Với lối kiến trúc và xây dựng độc đáo, nhà thờ còn trở thành biểu tượng Giáo xứ Hà Nội. Bên cạnh đó, nét đậm đậm chất châu Âu cùng ẩm thực độc đáo xung quanh nhà thờ đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan.
Nhà thờ được xây dựng với mục đích phục vụ cho tín ngưỡng tôn giáo của rất nhiều giáo dân tại thủ đô. Người xây dựng nên công trình đáng tự hào này chính là kiến trúc sư gốc Việt Doctor Thân. Ông từng du học tại Pháp. Có lẽ chính vì vậy mà nhà thờ mang nét kiến trúc phương Tây đặc trưng vô cùng độc đáo. Công trình nhà thờ Hàm Long được hoàn thành vào tháng 12/1934 với độ cao lên đến 17m.
Nhà thờ lấy thánh Antôn thành Padova làm quan thầy.
Một số linh mục phục vụ ở đây trong những thập niên vừa qua đã trở thành hồng y và Giám mục như: Hồng y Trịnh Như Khuê, Hồng y Trịnh Văn Căn, Hồng y Phạm Đình Tụng, Giám mục Giáo phận Hải Phòng Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương, Giám mục Thái Bình Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang.
Ảnh: @vuonglam0000
Chi tiết giờ lễ tại Giáo xứ Hàm Long
Ngày làm lễ | Giờ làm lễ | Nội dung chi tiết |
Thứ 2 | 05:30 (06:30 mùa đông) | Tối không có Lễ |
Thứ 3 | 5:30 và 19:00 | Lễ tiếng Anh |
Thứ 4 | 5:30 và 19:00 | |
Thứ 5 | 5:30 và 18:30 | Lễ Thiếu Nhi, sau lễ Chầu Mình Thánh |
Thứ 6 | 5:30 và 19:30 | Thứ sáu đầu tháng có lễ 15:30, tối Chầu Mình Thánh |
Thứ 7 | 5:30 và 19:00 | Lễ Chúa Nhật |
Chủ Nhật | 06:30, 08:30, 17:00, 19:00 |
2. Cách đi đến nhà thờ
Nhà thờ Hàm Long là một địa điểm toạ lạc ở ngay trung tâm thủ đô Hà Nội. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng nhiều hình thức khác nhau.
Nếu bạn đến nhà thờ bằng xe máy, bạn di chuyển từ Hàng Bài, sau đó rẽ sang Hàm Long. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến đây theo hướng Bà Triệu. Nếu bạn là khách du lịch, bạn có thể thuê các hãng taxi uy tín để di chuyển đến đây.
Nếu bạn muốn sử dụng phương tiện công cộng để thân thiện môi trường thì vẫn có cách nhé. Để đi đến nhà thờ, bạn có thể đi những tuyến xe bus số 23, 31, 32… Đây đều là những tuyến xe bus có điểm dừng chân gần khu vực Giáo xứ Hàm Long. Hơn nữa, đi xe bus sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Giá vé chỉ khoảng 7.000 đồng/ vé/ lượt.
Thông thường, nếu bạn là khách du lịch sẽ không thành thạo đường và khó tìm trạm xe bus. Bạn có thể dùng ứng dụng tìm bus để tra cứu nhé. Hoặc dùng ứng dụng bản đồ trên điện thoại để tìm và di chuyển đến trạm xe bus này.
Xem thêm: Lịch trình xe buýt của Hà Nội
Ảnh: @khanhhuy.tu.3
3. Nét độc đáo của nhà thờ
Nhà thờ Hàm Long Hà Nội không có quy mô diện tích lớn và trang trí cầu kỳ như những nhà thờ khác. Tuy nhiên nơi đây lại có nét độc đáo so với với nhà thờ Thiên chúa ở Hà Nội thời Pháp thuộc. Điểm độc đáo của nhà thờ đến từ sự đa dạng trong chất liệu xây dựng và kiến trúc.
Chất liệu xây dựng độc đáo ở đây được lấy trong dân gian như rơm hồ vôi, nứa, giấy bản. Những chất liệu này được dùng để tạo các vòm cuốn. Điều này gây hiệu quả phản âm khi hành lễ mà không cần đến những thiết bị âm thanh hiện đại. Chính vì vậy, mỗi lần có Thánh lễ, nơi đây đã thu hút rất nhiều người tới để được chiêm ngưỡng và tham gia.
Ảnh: @petertheroad
Thêm một nét độc đáo nữa là nhà thờ có đến hai mặt tiền. Một mặt tiền giáp với phố Ngô Thì Nhậm và phố Hàm Long. Đứng ‘chễm trệ’ giữa trung tâm của nhà thờ là tháp chuông được trang trí giản dị. Trên các cột và bàn thờ được trang trí bằng các hoạ tiết dây thừng như kiểu dây áo dòng Phanxicô.
Đặc biệt, xung quanh nhà thờ còn được trang trí bởi nhiều tượng Thánh có nét điêu khắc rất sinh động. Mọi thứ đều được trang hoàng lộng lẫy, công phu, tỉ mỉ. Tất cả tạo nên một không gian kiến trúc vô cùng ấn tượng. Chắc chắn bạn sẽ phải trầm trồ, ngạc nhiên ngay lần đầu tiên ghé thăm.
Ảnh: @hanhliinh___
4. Địa điểm ăn uống
Nhà thờ Hàm Long nổi tiếng không chỉ nhờ kiến trúc độc đáo mà còn nhờ ẩm thực phong phú xung quanh. Đối với những Giáo dân, sau khi làm lễ thường sẽ rất đói bụng hoặc khát nước. Vì giờ làm lễ thường rạng sáng và chớm tối. Điều này cũng rất dễ dàng để họ tìm một nơi trú chân và thưởng thức món ăn ngon Hà Nội. Riêng khách du lịch thì sau khi ‘chụp choẹt’ mệt mỏi cũng rất cần một nơi nào đó để nghỉ ngơi và nạp năng lượng.
Dưới đây là một số quán ăn uống gần nhà thờ được Halo Travel tổng hợp cho bạn:
Địa điểm ăn uống | Địa chỉ |
Trà sữa Share Tea Nhà Thờ | 86 Phạm Ngọc Thạch, Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Xôi Yến | 35B Nguyễn Hữu Huân, Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Giảng Café | 39 Nguyễn Hữu Huân, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Kem Tràng Tiền | 35 Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Trà sữa Gong Cha | 56 Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Ốc Oanh | 18 P.Hàm Long, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Ngoài ra còn vô số món ăn bình dân nhưng đặc trưng hương vị Hà Nội. Đã đến Hà Nội bạn cũng hãy thử hết tinh hoa này đi nhé.
Có thể bạn chưa biết:
Bản đồ phượt quận Hoàn Kiếm ăn chơi ở đâu ngon – bổ – rẻ nhất
Ảnh: @_ttalgiiii_
Giờ đây bạn đã hiểu vì sao nhà thờ Hàm Long trở thành nhà thờ lớn và đẹp nhất ở Hà Nội chưa? Một nơi như thế nào làm sao có thể bỏ lỡ được bạn nhỉ? Nếu du lịch Hà Nội thì bạn nhớ đến tham quan công trình kiến trúc tuyệt vời này nhé.
Bài viết liên quan: