Checkin nhà thờ đổ Ba Vì, vẻ đẹp ma mị thách thức thời gian

Có thể nói, nhà thờ đổ Ba Vì là một địa điểm thu hút sự tò mò của rất nhiều người. Bởi lẽ, nơi đây mang một vẻ đẹp kiến trúc Pháp xen lẫn với nét cổ điển, ma mị. Muốn đến tham quan nhà thờ đổ Ba Vì, đừng quên “nhét túi” những kinh nghiệm dưới đây nhé!

1. Định vị tọa độ và vẻ đẹp của nhà thờ đổ Ba Vì

Nhà thờ Cổ Ba Vì là một công trình kiến trúc được xây dựng từ thời Pháp thuộc và tọa lạc tại vườn Quốc gia Ba Vì.

Từ những năm 40 của thế kỷ XX, thấy không khí Ba Vì mát mẻ, dễ chịu quanh năm, thực dân Pháp khai thác nơi đây làm khu nghỉ dưỡng. Dù bị bào mòn theo bom đạn và thời gian, nhà thờ vẫn giữ được hình dáng cơ bản của mình. Các mảng tường bị rêu bao kín, cả tòa nhà thờ cổ núp mình dưới bóng những lớn tạo nên không gian huyền bí đến ám ảnh, kích thích sự tò mò của du khách mỗi khi đến nơi này.

Chính vì mang nét đẹp cổ xưa, huyền bí nên điểm đến này trở thành điểm “sống ảo” lý tưởng cho nhiều bạn trẻ du lịch Ba Vì. Background chất lừ có phần cổ kính, hoang dại, những bức tường rêu phong phủ đầy là sự lựa chọn hợp lý để tạo nên những bức ảnh đầy nghệ thuật.

kham pha nha tho do ba vi

Ảnh: @ngababii

2. Đến tham quan nhà thờ đổ Ba Vì vào thời gian nào thì hợp lý?

Khám phá nhà thờ đổ Ba Vì, bạn có thể đến vào 2 thời điểm:

  • Từ tháng 4 – tháng 10: Thời tiết mát mẻ, ít mưa, trong lành, yên bình)
  • Từ tháng 11 – tháng 12: Khi hoa dã quỳ nở rộ, thời điểm thích hợp để checkin sống ảo

Thông thường, các bạn trẻ Hà Nội hay lựa chọn hình thức phượt Ba Vì trong ngày làm một bộ ảnh.

nha tho do ba vi
Ảnh: @may_1m52

3. Hướng dẫn cách di chuyển đến nhà thờ đổ Ba Vì?

Để di chuyển đến nhà thờ đổ Ba Vì, bạn có thể di chuyển bằng xe buýt hoặc phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy.

Nếu đi bằng xe buýt: Bạn có thể bắt các tuyến buýt như tuyến 214 (BX Yên Nghĩa – Xuân Khanh), 71 (BX Mỹ Đình – BX Sơn Tây), 74 (BX Mỹ Đình – Xuân Khanh).

Sau khi dừng ở điểm cuối là Xuân Khanh, bạn có thể bắt taxi hoặc xe ôm để di chuyển đến Ba Vì. (Xuân Khanh cách Ba Vì khoảng 5km). Hoặc bạn cũng có thể bắt tiếp chuyến xe buýt 110 từ bến xe Sơn Tây đến thẳng cổng vườn Quốc gia Ba Vì.

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn có thể di chuyển theo 2 cách:

1. Cách 1: Từ Big C Thăng Long, bạn đi theo hướng đại lộ Thăng Long. Đi khoảng 30km sẽ đi qua cầu vượt Hòa Lạc. Sau đó đi vào khu vực làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đi theo đường chỉ dẫn đến xã Yên Bài, và tiếp tục di chuyển đến núi Ba Vì.

2. Cách 2: Từ Đại học Quốc gia, bạn đi về hưởng Nhổn. Đi tiếp theo quốc lộ 32 tới ngã tư bến xe Sơn Tây. Rẽ trái đến ngã tư viện 105. Sau đó, tiếp tục đi thẳng đến ngã tư Tản Lĩnh, rẽ trái đi tiếp khoảng hớn 3km nữa sẽ đến với trạm bán vé tham quan vườn Quốc gia Ba Vì.

vuon quoc gia ba vi

Ảnh: @anh_minh_1999

4. Những lưu ý khi đi du lịch nhà thờ cổ vườn quốc gia Ba Vì

  • Bạn nên mang theo áo khoác đi phòng khi leo lên núi nhiệt độ sẽ giảm xuống và nên mang theo giày vải mềm để công cuộc leo núi được dễ dàng hơn.
  • Đoạn đường di chuyển lên nhà thờ đổ có một đoạn cua khá hẹp, nên bạn phải chú ý lái xe cẩn thận khi đến đây.
  • Chú ý sắp xếp thời gian và lịch trình di chuyển cho phù hợp. Vì không chỉ tham quan nhà thờ đổ, bạn nên ghé qua một vài khu tham quan khác nữa.

nha tho do 1

Ảnh: @dala_hye

3. Những địa điểm tham quan khác ngoài nhà thờ đổ Ba Vì

3.1. Nhà kính xương rồng

Nhà kính xương rồng với tập hợp của 1.200 cây xương rồng các loại với nhiều kiểu dáng khác nhau trở thành một địa điểm “sống ảo” cực hot cho giới trẻ. Kiến trúc nhà kính độc đáo kết hợp với vườn xương rồng tạo nên một khung cảnh cổ kính, đẹp thách thức mọi bức hình.

nha kinh xuong rong

Ảnh: @hong_nhugg3

3.3. Đền Thượng

Đền Thượng nằm ở độ cao 1.227m. Vì vậy, nếu muốn chinh phục đền Thượng, bạn phải leo lên khoảng 500 bậc thang. Đền Thượng hay còn gọi là Chính cung thần điện, là nơi thờ Sơn Tinh – Đức thánh núi Tản Viên. Nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, đền Thượng được xây dựng từ thời vua An Dương Vương và được mở rộng hơn vào thời vua Lý Nhân Tông.

Tuy nhiên, cho đến ngày hôm nay, ngôi đền cổ đã không còn, chỉ còn sót lại phần đền thờ với lưng đền dựa vào vạch núi im lìm mà linh thiêng.

den thuong ba vi

Ảnh: @vananhtran1993tn

3.4. Đền thờ Hồ Chí Minh

Đền thờ Hồ Chí Minh nằm trên đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì, đó là đỉnh Vua, với độ cao 1.296m.

Từ dưới chân núi, bạn phải leo lên khoảng 1.320 bậc thang mới có thể chinh phục được đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đường lên tới đền thờ của Bác trông vô cùng cổ kính và có phần rùng rợn. Hai bên lối đi có những cây cổ thụ to lớn với rễ dài ngoằng như những con rắn. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm xuống. Nhiệt độ dưới chân núi và đỉnh núi có thể chênh lệch lên đến 8 độ C. Vì vậy, nếu có ý định chinh phục đỉnh cao này, bạn nên mang theo áo khoác.

ba vi

Ảnh: @calvinthaipham

Trên đây là những kinh nghiệm tham quan nhà thờ đổ Ba Vì chi tiết nhất. Để chuyến đi khám phá nhà thờ cổ được thú vị, đừng quên rủ hội bạn thân đi cùng. Rồi bạn sẽ có những trải nghiệm khó quên khi đến với nơi này đấy.

Bài viết liên quan

Rate this post

Vân Bình

Mỗi chuyến đi sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị. Hãy cùng đồng hành cùng chúng mình để khám phá những điểm đến hấp dẫn, những quán ăn ngon hay các điểm checkin hot nhé!

Bài viết liên quan

Back to top button