Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp cổ kính của chùa Phù Dung Kiên Giang – Halo Travel
Không chỉ là địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách, Kiên Giang còn nổi tiếng với nhiều địa điểm hành hương, du lịch tâm linh hấp dẫn. Và chùa Phù Dung là một trong những địa điểm linh thiêng, cổ kính tại Kiên Giang. Hãy cùng Halo Travel tìm hiểu về ngôi chùa cổ độc đáo này nhé!
Nội dung chính
1. Giới thiệu về chùa Phù Dung Hà Tiên
- Địa chỉ: Phù Dung, Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Chùa Phù Dung hay còn gọi là chùa Phù Cừ hay Phù Dung Cổ Tự là ngôi chùa cổ tự danh tiếng, trọng điểm du lịch của tỉnh Kiên Giang. Tọa lạc tại chân núi Bình Sam, thị xã Hà Tiên, nên chùa là nơi thuận lợi để du khách hành hương lễ phật và cầu may mỗi khi đến với mảnh đất Kiên Giang.
Ngôi chùa này còn là một trong những danh lam cổ tự thiêng liêng nổi tiếng tại Hà Tiên có phong cảnh thiên nhiên độc đáo, điểm tô cho non nước cõi biên nét uy nghiêm trầm mặc. Được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18 nên chùa vẫn mang nhiều nét kiến trúc phật giáo cổ điển từ thời nhà Lê.
Chùa Phù Dung gắn liền với sự tích về nữ trụ trì đầu tiên của chùa. Tên của bà là Phù Dung hay còn thường gọi là Dì Tự được cắt nghĩa ra thành “Bà Dì ở Am Tự”. Tương truyền rằng, Mạc Lịnh Công có bà vợ thứ tên là Phù Dung rất được sủng ái. Chính điều này, khiến cho bà vợ cả là Thái phu nhân Nguyễn Hiếu Túc sinh lòng ghen tức. Nhân lúc Mạc Công đi vắng bà bày kế hãm hại Phù Dung phu nhân nhưng không thành. Kể từ sau đó, Phù Dung trở nên chán chường xin đi tu và được Mạc Công cất cho 1 ngôi am tự để tu hành. Và nơi đây trở về sau trở thành chùa Phù Dung.
Ảnh: Sưu tầm
2. Di chuyển đến chùa Phù Dung Hà Tiên
Từ thành phố Hồ Chí Minh, sẽ có 2 cách để bạn có thể di chuyển đến Phù Dung Cổ Tự. Dưới đây là một số gợi ý di chuyển từ Halo mà bạn có thể tham khảo:
Cách di chuyển bằng xe máy
Từ thành phố Hồ Chí Minh đi chùa Phù Dung (Hà Tiên) khoảng 300km nên bạn sẽ mất từ 7 – 8 tiếng di chuyển. Để thuận tiện cho chuyến du lịch mà bạn có thể tham quan kết hợp nhiều địa danh khác thì bạn nên di chuyển bằng xe máy. Dưới đây là tuyến đường Halo gợi ý cho bạn:
- Xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh → đi theo hướng QL 1A → qua cầu Mỹ Thuận → rẽ phải về Sa Đéc. Bạn tiếp tục di chuyển theo hướng tuyến phà Vàm Cống – Long Xuyên – Châu Đốc – Tri Tôn – Hà Tiên. Từ Hà Tiên → men theo đường Đông Hồ ven biển → rẽ trái đường Mạc Tử Hoàng. Sau đó bạn chỉ việc tiếp tục đi theo tuyến đường Hà Tiên – Phù Dung là tới.
Ảnh: Sưu tầm
Cách di chuyển bằng xe khách
Theo kinh nghiệm du lịch Hà Tiên, để tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn thì bạn nên lựa chọn phương tiện xe khách đến Hà Tiên rồi di chuyển đến chùa Phù Dung. Có rất nhiều xe khách đi từ thành phố Hồ Chí Minh – Hà Tiên, thường xuất phát từ văn phòng các hãng xe ở thành phố và bến xe miền Tây như nhà xe Phương Trang, nhà xe Mai Linh, nhà xe Khải Nam,…
Hướng dẫn chi tiết đường đi trên google maps: tại đây
3. Thời điểm thích hợp đi chùa Phù Dung
Thời điểm thích hợp nhất để bạn vừa đi chùa lễ phật cầu may, vừa vãn cảnh ngắm chùa và cảnh đẹp Hà Tiên là sau tết Nguyên Đán cho tới tháng 5 nhé! Vì khí hậu nơi đây thuộc khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nên mùa mưa thường bắt đầu từ khoảng cuối tháng 5 – tháng 10, sẽ không thuận tiện cho việc đi lại tham quan của bạn. Nhưng có nhiều năm mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn, bạn cần chú ý theo dõi thời tiết trước khi thực hiện chuyến đi.
Ảnh: @_manhcuong99
4. Kiến trúc độc đáo của chùa Phù Dung
Kiến trúc của chùa Phù Dung khá đơn giản và hòa hợp với không gian xung quanh có phần sân và phần thờ tách biệt. Ngay phía sân chùa là một pho tượng Phật Quan Thế Âm cao chừng 4m, được sơn trắng và đứng trên đài cao. Kế bên là chính diện được trang trí trang nghiêm với vị trí chính giữa là tượng Thích ca Mâu Ni, phía hai bên là hai đại đệ tử Anan và Ca diếp.
Toàn cảnh ngôi chùa được bố trí hài hòa, nổi bật với 4 bức phù điêu lớn, mỗi bức cao 1,3 m và ngang 2,3 m. Những bức phù điêu là minh họa cho 4 cảnh đức Phật đản sanh, xuất gia, thuyết pháp và nhập niết bàn. Tiến sâu vào sau lưng ngôi chính diện là một khoảng sân nhỏ với một tòa lầu gác cao hai tầng có tên gọi “Ngọc Hoàng bửu điện”. Đến đây du khách sẽ biết được nơi thờ Ngọc Hoàng thượng đế cùng hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu.
Nhưng có lẽ điều đặc biệt nhất khi vãn cảnh Phù Dung cổ tự là du khách được tìm lại dấu ấn xưa của mảnh đất Hà Tiên, nghe kể lại câu chuyện tình lãng mạn và cảm động để chuyến du hành thêm phần hấp dẫn hơn nhé!
Ảnh: @ldn2k1
Tham khảo:
5. Một vài lưu ý cho chuyến đi Phù Dung Cổ Tự của bạn
Để chuyến đi của bạn được trọn vẹn và tiết kiệm đừng quên bỏ túi những lưu ý dưới đây của Halo nhé!
- Chùa Phù Dung là ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng được nhiều du khách hành hương những ngày đầu năm. Vì vậy khoảng thời gian này chùa rất đông đúc, bạn cần chú ý bảo vệ tư trang, đồ dùng cá nhân để không bị tình trạng mất nhé!
- Là chốn linh thiêng, bạn nên lựa chọn những trang phục cho hợp lý.
- Bạn chú ý lời ăn, tiếng nói để tránh nói lời không hay trong chùa.
- Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn bảo vệ cảnh quan xung quanh chùa.
- Nếu bạn di chuyển bằng xe máy, lưu ý đường đi Hà Tiên khá nhỏ, có nhiều xe lớn qua lại thường xuyên nên bạn cần chú ý giữ khoảng cách lưu thông, đảm bảo an toàn.
- Nếu bạn lựa chọn xe khách hãy thuê xe máy tại thị xã Hà Tiên để đến chùa và tham quan được nhiều địa điểm hơn.
- Hãy kết hợp tham quan chùa Phù Dung trong chuyến du lịch Hà Tiên để tiết kiệm hơn cho chuyến đi của bạn nhé!
Ảnh: @peachyy._._
Bạn hãy đến với Kiên Giang và một lần thử đặt chân đến chùa Phù Dung để cảm nhận một Kiên Giang thật tuyệt vời và khác biệt nhé! Hy vọng rằng với những chia sẻ của Halo sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về nền văn hóa Phật giáo đặc sắc của Việt Nam!
Bài viết bạn quan tâm: