Khám phá chùa Giác Lâm: ngôi chùa gần 300 năm tuổi ở Sài Gòn
Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở TP. Hồ Chí Minh. Đây là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm, rất nhiều người dân ghé qua ngôi chùa để thắp nhang, lễ bái. Ngôi chùa mang không khí thanh tịnh, an yên làm lòng người cảm thấy nhẹ nhàng, yên bình. Ngay sau đây, hãy cùng Halo khám phá ngồi chùa nổi tiếng này nhé!
Nội dung chính
1. Chùa Giác Lâm tọa lạc ở đâu?
Chùa Giác Lâm còn có tên gọi khác là Cẩm Sơn hay Cẩm Đệm. Ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn này tọa lạc ngay tại số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn. Chùa được xây dựng vào năm 1744 và đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia Việt Nam năm 1988.
Ảnh: @marcel_travelsoul
Ngôi chùa mang lối kiến trúc độc đáo theo đậm phong cách Việt. Cũng chứa đựng nhiều vật chất mang giá trị văn hóa và lịch sử to lớn. Đây là nơi tâm linh được rất nhiều người dân ghé thăm mỗi dịp lễ tết để thắp hương, cầu phúc.
2. Cách di chuyển đến chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm tọa lạc ở một vị trí đắc địa nên rất dễ dàng để có thể tìm thấy. Bạn có thể di chuyển đến chùa Giác Lâm bằng nhiều phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, hay xe buýt. Nếu đi bằng những phương tiện cá nhân, bạn có thể sử dụng Google Maps để tra cứu địa chỉ đến chùa Giác Lâm tại điểm đến là số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Bạn cũng có thể bắt xe ôm, taxi. Hoặc nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn nên sử dụng xe buýt số 38, xuất phát từ THCS Vân Đồn (243 Hoàng Diệu, phường 8, quận 4, Tp. Hồ Chí Minh).
3. Lịch sử hình thành
Chuyện kể rằng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744), đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, chùa Giác Lâm được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương quyên tiền để xây dựng nên. Ban đầu, chùa có tên gọi là chùa Sơn Can. Về sau, do ngôi chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn mà người ta gọi ngôi chùa là chùa Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có cái tên khác là Cẩm Đệm. Vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm và làm nghề đan đệm bán nên người địa phương gọi ông là ông Cẩm Đệm.
Đến năm 1774, sau khi Thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc (Trụ chì chùa Từ Ân) đã cử đệ tử của mình là Thiền Sư Tổ Tông – Viên Quang về trụ trì ngôi chùa này, chùa được đổi tên thành Giác Lâm.
Dưới thời thiền sư Viên Quang trụ trì ngôi chùa, chùa Giác Lâm là trung tâm đầu tiên đào tạo về kinh điển, giới luật cho chư tăng ở Gia Định và cả Nam Bộ.
Vào năm 1873, dưới thời Thiền sư Minh Khiên trụ trì ngôi chùa, đây còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật giáo.
Một số ngôi chùa đẹp ở Sài Gòn khác:
4. Kiến trúc độc đáo của chùa Giác Lâm Sài Gòn
Những lần trùng tu lớn của chùa Giác Lâm
Tính đến thời điểm hiện tại, chùa Giác Lâm có 3 lần trùng tu lớn. Đó là vào các năm 1789 – 1804; 1906-1909; và đầu năm 1999. Hiện nay, chùa Giác Lâm có lỗi kiến trúc theo hình chữ tam với 3 dãy nhà được xây song song nhau bao gồm chính điện; giảng đường; nhà trai (hay còn gọi là nhà Ông Giám).
Chùa trước đây không có cổng tam quan. Sau này, vào năm 1995, cổng tam quan mới được xây dựng.
Ảnh: @joyceta27
Kết cấu nếp nhà tứ trụ
Kết cấu của ngôi chùa là hai nếp nhà tứ trụ theo kiểu trùng thềm điệp ốc. Mái chùa gồm có 4 vạt với sống mái thẳng, là kiểu mái chùa thường thấy trong kiến trúc chùa chiền Nam Bộ. Trên đỉnh mái chùa là tượng “lưỡng long tranh châu” vô cùng quen thuộc trong văn hóa chùa chiền Việt.
Bước vào chính điện, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một không gian tâm linh rộng lớn, là kiểu nhà cổ với một gian hai chái và tứ trụ. Chính điện có 56 cột lớn màu nâu sẫm. Các cột được khắc chạm câu đối và sơn son thếp vàng cực kỳ tinh tế.
Trung tâm chính điện, bàn Tam bảo là nơi tọa lạc của tượng Phật và các bồ tát. Những bức tượng bằng gỗ được chạm khắc tỉ mỉ, tinh tế, công phu đã có hàng trăm năm tuổi.
Ảnh: @shavkat.panda
Xung quanh chính điện cũng được đặt 113 pho tượng Phật. Trong đó chỉ có 7 tượng đồng còn hầu hết đều làm bằng gỗ. Những pho tượng mang đầy giá trị văn hóa, lịch sử này được khắc tạo nên bởi một nhóm nghệ nhân ở Bình Dương, Cần Đước vào đầu thế kỷ XIX.
Ảnh: @shavkat.panda
Khuôn viên quanh chùa
Đi ra khỏi chính điện, bạn có thể nhìn thấy xung quanh chùa có rất nhiều tháp được xây dựng từ năm 1900. Mỗi tháp lại là nơi đặt hài cốt của một vị hòa thượng từng trụ trì.
Đặc biệt, cạnh chính điện, có tháp tổ Hồng Hưng. Tháp cao 3 tầng với kiến trúc được thiết kế một cách tỉ mỉ, phức tạp. Và đặc biệt, trên tháp còn gắn hơn 1.000 đĩa trang trí. Đây là những chiếc đĩa đã được làm và nung ở Lái Thiêu (Bình Dương). Đĩa được gắn vào tòa tháp vào nửa đầu thế kỷ XX.
- Có thể bạn quan tâm: Chùa Ấn Quang – ngôi chùa nhất định nên tới khi đến Sài Gòn
Ảnh: Sưu tầm
Khuôn viên ngôi chùa cũng có rất nhiều cây xanh. Đặc biệt có cây bồ đề cổ thụ được nhà chùa mang về từ quốc đảo Sri Lanka vào năm 1953. Xen lẫn với những xây xanh là rất nhiều những am thờ, tượng Phật trong khuôn viên chùa mang lại cảm giác vô cùng yên bình và thanh tịnh.
Đến đây, bạn cũng có thể chiêm ngưỡng Bảo tháp xã lợi 7 tầng hình lục giác. Tòa tháp này được khởi công xây dựng vào năm 1970. Tuy nhiên, sau đó bị ngưng hoạt động. Mãi đến năm 1994 mới được tiếp tục xây dựng.
Ảnh: @jonathangraffe
- Có thể bạn quan tâm: Chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn
5. Lễ hội tại chùa Giác Lâm
Địa chỉ: số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Các ngày rằm hàng tháng như rằm tháng Giêng; rằm tháng 7,… chùa Giác Lâm thường tổ chức các lễ hội lớn để đón các tăng ni phật tử khắp nơi tới hành hương, tham quan và cầu nguyện bình an, may mắn.
Ảnh: @innie_truong
Trên đây là các thông tin chi tiết về chùa Giác Lâm. Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn với tuổi đời gần 300 năm. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và vô cùng linh thiêng mà nếu có dịp đến với Sài Gòn một lần chắc chắn bạn không thể bỏ lỡ.
Bài viết bạn quan tâm: