Tổng hợp danh sách các quận ở Hà Nội và những điểm đến nổi tiếng
Hà Nội – Thủ đô hơn 1000 năm tuổi vẫn tồn tại vĩnh cửu trên mảnh đất hình chữ S. Hình ảnh Hà Nội không chỉ hiện lên với bề dày lịch sử, giàu văn hóa mà còn là cái nôi ẩm thực của người truyền thống đất phương Bắc. Bài viết các quận ở Hà Nội dưới đây, sẽ giới thiệu tổng quát về mảnh đất nghìn năm văn hiến này để giúp các bạn có góc nhìn trực diện về phong tục tập quán, văn hóa, địa lý và con người nơi đây!
Nội dung chính
1. Hà Nội qua lăng kính của người dân Việt Nam
Hà Nội nằm tả ngạn ở hai bên sông Hồng. Bao quanh bốn phía đều giáp với các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Diện tích tự nhiên của Hà Nội được nằm trong top 17 thủ đô có diện tích rộng nhất thế giới với 3.324.92 km2. Vị trí địa lý thuận lợi, nơi trời đất giao hòa nên Hà Nội dễ dàng trở thành trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa quan trọng của cả nước.
Ảnh: @ __dnguyenvsp
Đến nay, Hà Nội được chia thành 12 quận và 18 huyện. Mỗi quận, huyện đều tô lên một nét đẹp riêng, một nét đẹp văn hóa, uy nghiêm mang dáng vẻ Hà Nội. Vòng quanh Hà Nội ta như đắm chìm trong từng con phố, từng ngõ ngách, từng gánh hàng rong, từng câu hát. Chắc chắn bạn sẽ mải mê với vẻ đẹp trường tồn của Hà Nội qua góc nhìn ở từng quận, huyện dưới đây!
Ảnh: Sưu tầm
2. Danh sách các quận ở Hà Nội
Quận Hoàn Kiếm
- Dân số: 155.900 người
- Diện tích: 5,29 km2
- Phường: 18 phường
Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm của thủ đô Hà Nội mang nét đẹp nghìn năm xây dựng và gìn giữ Thăng Long. Hoàn Kiếm – vẻ đẹp ngự trị của 36 phố phường. Những con phố cổ kính chất chứa sự nguyên vẹn, tinh tế của mảnh đất kinh kỳ. Càng vào sâu trong Hà Nội, ta lại càng xiêu lòng trước nét đẹp cổ xưa bên cạnh những di tích lịch sử, văn hóa.
Ảnh: @chuyencuahanoi.official
Tuy có diện tích nhỏ nhất của thành phố Hà Nội nhưng lại là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị văn hóa quan trọng của thủ đô. Bởi Hoàn Kiếm là quận tập trung nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước. Không những là nơi tập trung của các cơ quan chính trị, nơi đây còn nổi tiếng với hàng loạt những địa danh tên tuổi lừng lẫy năm châu.
Những địa điểm nên ghé qua khi đến quận Hoàn Kiếm: hồ Hoàn Kiếm, phố cổ, Đền Ngọc Sơn, chợ Đồng Xuân,…
Quận Ba Đình
- Dân số: 225.282 người
- Diện tích: 9,29 km2
- Phường: 14 phường
Ba Đình là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng về chính trị – văn hóa của Việt Nam. Cũng là nơi gìn giữ và hội tụ của nhiều di tích lịch sử, công trình lâu đời. Quận Ba Đình mang đậm nét truyền thống của Hà Nội nghìn năm văn hiến qua những khu Thành cổ, Làng cổ, những phố chợ tập trung mang dáng vẻ cổ kính đến hiện đại. Nơi đây cũng gây ấn tượng với du khách bởi những con phố thênh thang, rợp bóng cây cổ thụ. Những tòa nhà vàng ruộm – cơ quan đầu não của đất nước đều uy nghiêm, lừng lẫy tô đẹp cho con phố.
Những địa điểm bạn nên ghé qua khi đến quận Ba Đình: Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, lăng Bác, cột cờ Hà Nội,
Ảnh: @alittlehanoii
Quận Hai Bà Trưng
- Dân số: 303.586 người
- Diện tích: 9,2 km2
- Phường: 22 phường
Một trong những đô thị sôi động nhất ở Hà Nội được vinh dự mang tên hai vị Nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm (Trưng Trắc và Trưng Nhị). Một trong các quận ở Hà Nội có 91 di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng.
Nằm giữa lòng thành phố, nơi đây mang trong mình những mảnh ghép lịch sử và những hứa hẹn về tương lai muôn màu. Quận Hai Bà Trưng còn là nơi tập trung của hàng loạt trường Đại học nổi tiếng: Bách Khoa Hà Nội, Kinh tế Quốc Dân, Đại học Mở Hà Nội…Do đó mà nơi đây dường như mang trong mình sức trẻ, sự nhiệt huyết và những hoài bão về tương lai vô cùng lớn.
Những địa điểm bạn nên ghé qua khi đến quận Hai Bà Trưng: Công viên Thống Nhất, Times City, Vincom Center
Ảnh: @nangusan
Quận Tây Hồ
- Dân số: 166.573 người
- Diện tích: 24 km2
- Phường: 8 phường
Quận Tây Hồ – nơi mà khi nhớ về Hà Nội hình ảnh Hồ Tây luôn trực sẵn trong tâm trí. Quận Tây Hồ may mắn được thiên nhiên trời phú ban cho những cảnh đẹp yên bình, hiếm có giữa lòng Hà Nội xô bồ, náo nhiệt. Hơn thế, “Lá phổi xanh” của Hà Nội còn được bao quanh bởi những làng nghề, những khu di tích lịch sử, những món ăn nổi tiếng. Hồ Tây – một trong các quận ở Hà Nội không thể bỏ lỡ.
Ảnh: @hanoi.inlove
Những ánh chiều nắng vàng ruộm, chở nhau trên chiếc xe rong ruổi quanh quận Tây Hồ, ta như lạc vào một xứ sở khác của Hà Nội. Sự yên ả, vắng lặng và tôn nghiêm chùm lên khung cảnh. Nếu như quận Hoàn Kiếm mang nét cổ kính về lịch sử nghìn năm văn hiến thì quận Tây Hồ lại chấm phá nét truyền thống của người Hà Nội cũ qua những tập quán ăn uống, chùa chiền. Do đó, quận Tây Hồ cũng là nơi thu hút lượng khách du lịch khủng tại Hà Nội.
Những địa điểm bạn nên ghé qua khi đến quận Tây Hồ: vườn hoa Nhật Tân, con đường gốm sứ, phủ Tây Hồ, chùa Quảng Bá,…
Quận Đống Đa
- Dân số: 401,700 người
- Diện tích: 9,95 km2
- Phường: 21 phường
Đống Đa có mật độ dân số đông nhất Hà Nội và là nơi có nhiều di tích lịch sử mang giá trị cao. Quận Đống Đa được đánh giá là đô thị trẻ hóa, phát triển vượt bậc về kinh tế. Nơi tụ tập, ăn uống và mua sắm của giới trẻ ngày nay.
Những địa điểm nên ghé qua khi đến quận Đống Đa: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Khu mua sắm Chùa Bộc/Đặng Văn Ngữ, Di tích gò Đống Đa, Khu tập thể Kim Liên, Chùa Phúc Khánh, Đền Kim Liên
Ảnh: @thoisbunny
Quận Cầu Giấy
- Dân số: 251,8
- Diện tích: 12,03 km2
- Phường: 8 phường
Tuy vị trí có cách xa trung tâm nhưng số lượng dân cư ở đây vẫn vô cùng đông đúc, tấp nập. Quận Cầu Giấy nổi tiếng truyền miệng với những làng nghề có từ hàng trăm năm trước. Cái nôi của làng nghề văn hóa truyền thống và tinh hoa văn hóa dân tộc.
Những địa điểm nên ghé qua khi đến quận Cầu Giấy: Làng Vòng, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, Công viên Cầu Giấy, Công viên Thủ Lệ, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Ảnh: @jjjjacketttt
Quận Long Biên
- Dân số: 270,3
- Diện tích: 59,93 km2
- Phường: 14 phường
Nằm tả ngạn phía bên kia sông Hồng, tách biệt hoàn toàn qua cây cầu Long Biên chiến tích năm xưa. Bước vào địa phận Long Biên, không khí dường như thay đổi từ trạng thái “đặc” sang “trong lành, thoáng khí”. Hình ảnh Long Biên với hàng ngàn cây xanh man mát. Không chen chúc, xô bồ, không ồn ào, náo nhiệt như các quận nằm sâu trung tâm, cảnh đẹp nơi đây cực kì thích hợp cho những buổi tan làm hóng gió hay nghỉ ngơi cuối tuần.
Những địa điểm nên ghé qua khi đến quận Long Biên: Cầu Long Biên, Aeon Mall Long Biên, Phố Ngọc Lâm, Làng sinh thái và du lịch Nắng sông Hồng, Vườn nhãn Long Biên
Ảnh: @secret.hanoi
Quận Hoàng Mai
- Dân số: 364,9
- Diện tích: 40,32 km2
- Phường: 14 phường
Khu đô thị kiểu mẫu, giao thông hiện đại và những công trình xây dựng thông minh đều được quy tụ và phát triển tại quận Hoàng Mai. Ngoài sự phát triển về cơ sở hạ tầng, Hoàng Mai là một trong các quận ở Hà Nội còn để lại rất nhiều chiến tích về văn hóa lịch sử qua những làng nghề và di tích lịch sử cổ xưa.
Những địa điểm bạn nên ghé qua khi đến quận Hoàng Mai: Công viên Yên Sở, Bảo tàng tiền tệ Việt Nam, Đền Lừ, Chùa Sét, Nhà thờ Nam Dư
Ảnh: @nth.hanh
Quận Hà Đông
- Dân số: 284,5
- Diện tích: 48,34
- Phường: 17 phường
Nằm giữa hai con sông Nhuệ và sông Đáy – vốn được coi là một quận ngoại thành mới được sáp nhập vào Hà Nội. Những công trình kiến trúc, khu đô thị và chung cư mọc lên san sát với tốc độ chóng mặt. Quận Hà Đông đang ngày càng khẳng định vị thế và sự góp mặt của mình vào nền kinh tế thủ đô không thua kém các quận ở Hà Nội khác.
Những địa điểm bạn nên ghé qua khi đến quận Hà Đông: Làng lụa Vạn Phúc, Làng dệt La Khê, Hồ Gươm Plaza, Chùa Mậu Lương
Ảnh: @_im.rot_
Quận Thanh Xuân
- Dân số: 266,0
- Diện tích: 9,08 km2
- Phường: 11 phường
Bao quanh bốn bể là hàng loạt các quận ở Hà Nội trung tâm. Quận Thanh Xuân vì thế mà cũng vô cùng sôi động và náo nhiệt. Hàng loạt các trường đại học uy tín đổ xô tập trung tại quận Thanh Xuân. Vô vàn những công trình kiến trúc, những tòa nhà cao tầng lớn nhỏ mọc lên san sát nhau.
Những địa điểm nên ghé qua khi đến quận Thanh Xuân: Royal City, Công viên Thanh Xuân, Gò Đống Thây
Ảnh: @funkylev1
Quận Bắc Từ Liêm
- Dân số: 320,4 nghìn người
- Diện tích: 43,35 km2
- Phường: 13 phường
Quận Bắc Từ Liêm nằm dọc phía bờ Nam của sông Hồng. Nơi đây được may mắn kế thừa và phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân huyện Từ Liêm cũ. Quận Bắc Từ Liêm là một khu đô thị mới với dáng vẻ hiện đại, khang trang, cơ sở hạ tầng thông minh. Hơn thế, Bắc Từ Liêm còn là nơi lưu giữ di tích của rất nhiều cuộc chiến tranh.
Những địa điểm nên ghé qua khi đến Bắc Từ Liêm: Công viên hòa bình, Đình cổ Đông Ngạc, Miếu Đồng Cổ
Ảnh: @duypham_fe_
Quận Nam Từ Liêm
- Dân số: 232,9
- Diện tích: 32,27 km2
- Phường: 10 phường
Quận Nam Từ Liêm nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội. Một trong các quận ở Hà Nội được coi là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính – dịch vụ – thương mại của thủ đô Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm có truyền thống lịch sử, văn hóa, lâu đời, mang đặc trưng của nền văn minh sông Hồng rực rỡ.
Những địa điểm nên ghé qua khi đến quận Nam Từ Liêm: Bảo tàng Hà Nội, Làng cổ Tây Mỗ, Làng hoa Tây Tựu, Chà Chèm, Chùa Tam Bảo
Ảnh: @rualamkien
Có thể bạn quan tâm:
3. Danh sách các huyện ở Hà Nội khu vực ngoại thành
Sóc Sơn
- Dân số: 300.000 người
- Diện tích: 306,5 km2
- Xã: 25 xã và 1 thị trấn
Sóc Sơn – huyện ngoại thành phía Bắc Thủ đô Hà Nội. Sóc Sơn nằm trên mảnh đất có lịch sử ngàn năm văn hiến, cách trung tâm thành phố chừng 30km. Với truyền thống văn hóa lâu đời, Sóc Sơn lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử vật thể phong phú, đa dạng. Nơi đây có khoảng trên 400 di tích lịch sử – văn hóa cách mạng kháng chiến xếp hạng cấp Quốc gia.
Ảnh: @yeye.yan21
Những địa điểm nổi tiếng: Đền Sóc Sơn (Đền Gióng); Việt Phủ Thành Chương; núi Hàm Lợn; hồ Hoa Sơn; khu sinh thái Hương Tràm; hồ Đồng Quan; thung lũng xanh – hồ Kẻo Cà; núi Đôi;…
Ảnh: Nga Nguyễn
Thanh Trì
- Dân số: 198.706
- Diện tích: 63,17 km2
- Xã: 15 xã và 1 thị trấn
Thanh Trì nằm ở cửa ngõ phía Nam của Thủ đô. Một địa phương giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng lâu đời với 2 làng khoa bản là làng Tả Thanh Oai và làng Nguyệt Áng.
Những địa điểm nổi tiếng: đền Dầm; đền Đại Lộ; khu du lịch trải nghiệm Hải Đăng; khu du lịch Vạn An; du lịch sinh thái Thăng Long.
Ảnh: @duyenky.9
Mê Linh
- Dân số: 190.000 người
- Diện tích: 140,000 km2
- Xã: 16 xã và 2 thị trấn
Huyện Mê Linh có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, từng là Kinh đô của nước Việt dưới thời Hai Bà Trưng. Địa bàn cư trú vùng đất đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ. Mê Linh cũng chính là nơi giao lưu kinh tế và văn hóa của các vùng miền núi và trung du. Các di tích lịch sử và văn hóa chính là một phần linh hồn, một nét văn hóa đặc sắc của huyện Mê Linh. Nhờ vào những thế mạnh về vị trí địa lý, tài nguyên cùng với cơ sở hạ tầng đã biến Mê Linh ngày càng trở thành trọng điểm kinh tế lớn của thành phố.
Những địa điểm nổi tiếng: khu du lịch Đồi 79 mùa xuân; làng hoa Mê Linh; chùa Trung Hậu.
Ảnh: @pe_zyydayy
Sơn Tây
- Dân số: 182.000 người
- Diện tích: 113,500 km2
- Xã: 9 phường và 6 xã
Thị xã Sơn Tây được coi là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Một trong những trung tâm kinh tế – văn hóa – xã hội. Hơn thế, Sơn Tây còn là trung tâm đào tạo, huấn luyện quân đội lớn của cả nước. Vị trí hết sức quan trọng về an ninh, quốc phòng.
Những địa điểm nổi tiếng: chùa Mía; Đồng Mô Sơn Tây; Làng văn hóa du lịch dân tộc Việt Nam; chùa Khai Nguyên.
Ba Vì
- Dân số: 265.000
- Diện tích: 424,000 km2
- Xã: 30 xã và 1 thị trấn
Ba Vì nằm cách trung tâm thành phố khoảng 60km về phía Tây Bắc. Ba Vì – vùng đất địa linh nhân kiệt, một vùng đất có truyền thống văn hóa độc đáo bởi 3 màu sắc dân tộc: Kinh – Mường – Dao. Thiên nhiên ưu ái ban tặng cả bức tranh sơn thủy hữu tình dành cho Ba Vì. Thảm thực vật đa dạng, lá phổi xanh nằm mạn phía Tây thủ đô. Với những lợi thế về mặt thiên nhiên, Ba Vì đang ngày càng phấn đấu, chủ động bước tiến để nâng tầm hệ sinh thái và nền kinh tế du lịch nước nhà.
Những địa điểm nổi tiếng: vườn Quốc Gia Ba Vì; Sơn Tinh camp; khu du lịch sinh thái Ao Vua Ba Vì; khu du lịch sinh thái Thiên Sơn – Suối Ngà; thung lũng Bản Xôi; nhà thờ đổ Ba Vì; Khoang Xanh – Suối Tiên; khu du lịch Hồ Tiên Sa.
Ảnh: @soaipham
Phúc Thọ
- Dân số: 163.400 người
- Diện tích: 113,200 km2
- Xã: 20 xã và 1 thị trấn
Huyện Phúc Thọ thuộc hữu ngạn sông Hồng và sông Đáy. Phúc Thọ là địa danh có sự đa dạng, đan xen về tôn giáo, tin lành, tín ngưỡng. Vùng đất lưu giữ và bảo tồn hệ thống di sản văn hóa cùng nhiều lễ hội đặc sắc.
Những địa điểm nổi tiếng: đền Hát Môn; đình Hạ Hiệp; vườn sinh thái Phúc Thọ Hoa Bay.
Ảnh: @quangtinh96
Đan Phượng
- Dân số: 142.068 người
- Diện tích: 76,740 km2
- Xã: 15 xã và 1 thị trấn
Nhắc đến Đan Phượng là không thể không nhắc tới hát Chèo tàu – loại hình nghẹ thuật truyền thống có nguồn gốc từ thế kỷ XVII. Đan Phượng nằm mạn phía Tây thủ đô. Vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế.
Những địa điểm nổi tiếng: The Phoenix Garden Đan Phượng; Chùa Đại Từ Ân; Vinhomes Wonder park Đan Phượng.
Ảnh: @phuongltrannn
Hoài Đức
- Dân số: 276.070 người
- Diện tích: 94,350 km2
- Xã: 19 xã và 1 thị trấn
Hoài Đức – cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng. Một trong những địa danh của cư dân Văn Lang thời dựng nước. Hoài Đức phát triển mạnh mẽ về thương mại, dịch vụ, các khu đô thị và cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp.
Những địa điểm nổi tiếng: Thiên Đường Bảo Sơn; Nông trang Bá; chùa Diên Phúc; Đình Tiền Lệ.
Ảnh: @minhtri253
Quốc Oai
- Dân số: 163.400
- Diện tích: 147,000 km2
- Xã: 20 xã và 1 thị trấn
Huyện Quốc Oai may mắn sở hữu cảnh đẹp hùng vĩ, thế núi và thế sông duyên dáng như bức tranh thủy mặc. Quốc Oai còn có nhiều lễ hội, truyền thống, nét đẹp văn hóa tiêu biểu như chùa Thầy, hát ví Hàm Rồng…Nơi đây còn có nền văn minh lúa nước sông Hồng rực rỡ.
Những địa điểm nổi tiếng: Tuần Châu Ecopark; Chùa Thầy; công viên biển Baara Land; đình So.
Thạch Thất
- Dân số: 179.060 người
- Diện tích: 202,500 km2
- Xã: 19 xã và 1 thị trấn
Thạch Thất là vùng bán sơn địa, núi đá vôi xen lẫn đồng bằng. Thạch Thất nổi tiếng với nhiều làng nghề của xứ Đoài. Đặc biệt, hiện nay một số nơi tại huyện Thạch Thất còn lưu giữ bộ môn “múa rối nước”.
Những địa điểm nổi tiếng: chùa Tây Phương; làng Chàng Sơn; khu sinh thái Quang Huy; Hoàng Long resort.
Ảnh: @kts.hai
Chương Mỹ
- Dân số: 286.400 người
- Diện tích: 232,300 km2
- Xã: 2 thị trấn và 31 xã
Chương Mỹ vùa mang địa hình có đồng bằng châu thổ, vừa có núi, sông, hồ. Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, huyện Chương Mỹ luôn nỗ lực sáng tạo và đẩy mạnh phát triển toàn diện nền kinh tế – xã hội.
Những địa điểm nổi tiếng: chùa Trầm; núi Trầm; Hồ Văn Sơn.
Ảnh: @dari_ds
Thanh Oai
- Dân số: 167.300 người
- Diện tích: 123,800 km2
- Xã: 20 xã và 1 thị trấn
Thanh Oai mang nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đình chùa cổ kính với 27 làng nghề. Thanh Oai với nhiều làng nghề như nón lá làng Chuông; giò chả Ước Lễ; quạt nan, mây tre, giang đan làng Vác.
Những địa điểm nổi tiếng: chùa Bối Khê; Đình nội Bình Đà; làng cổ Cự Đà.
Thường Tín
- Dân số: 240.000 người
- Diện tích: 127,600 km2
- Xã: 28 xã và 1 thị trấn
Thường Tín vốn được coi là “đất trăm nghề”. Điểm nổi trội của Thường Tín là có nhiều làng nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Thường Tín còn là “mỏ vàng” về di sản lịch sử, những nét đẹp thu hút đông đảo lượng khách thập phương mỗi năm.
Những địa điểm nổi tiếng: làng thêu ren Quất Động.
Phú Xuyên
- Dân số: 186.452 người
- Diện tích: 170,800 km2
- Xã: 26 xã và 2 thị trấn
Phú Xuyên – huyện phía Nam của Hà Nội. Phú Xuyên vẫn lưu giữ và phát huy vốn nghề thủ công mây tre đan ở Phú Túc, nghề mộc dân dụng ở Tân Dân hay nghề dệt lụa ở Quang Trung. Vị trí địa lý thuận lợi, diện tích đất nông nghiệp rộng và đang được khai thác theo hướng năng suất, hiệu quả cao.
Những địa điểm nổi tiếng: làng nghề Khảm trai Chuôn Ngọ; chùa Thượng Yên.
Ảnh: @clarabthn
Ứng Hòa
- Dân số: 193.751 người
- Diện tích: 182,830 km2
- Xã: 29 xã và 1 thị trấn
Ứng Hòa – huyện đồng bằng nằm trong vùng thuộc nền văn minh lúa nước sông Hồng. Điều kiện khí hậu, đất đai đa dạng, phù hợp với khả năng phát triển của nền nông nghiệp. Huyện Ứng Hòa hiện chỉ tập trung vào sản xuất nông nghiệp.
Những địa điểm nổi tiếng: Bảo tàng Chiếc gậy Trường Sơn; nhà lưu niệm đồng chí Trần Đăng Ninh; làng nghề may áo dài Trạch Xá.
Mỹ Đức
- Dân số: 170.000
- Diện tích: 230,000 km2
- Xã: 21 xã và 1 thị trấn
Mỹ Đức nằm phía Tây Nam thành phố Hà Nội. Được biết đến là nơi có phong cãnh hữu tình, giàu tiềm năng về phát triển dịch vụ. Tuy nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng là khu chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi Tây Bắc. Nơi đây có nhiều dãy núi hang động thiên nhiên kỳ vĩ, có giá trị du lịch và lịch sử lớn.
Những địa điểm nổi tiếng: chùa Hương, Hồ Quan Sơn; đầm sen thôn Đức Dương; hồ Tuy Lai.
Ảnh: @i.am.long_
Đông Anh
- Dân số: 330.595 người
- Diện tích: 182,300 km2
- Xã: 23 xã và 1 thị trấn
Đông Anh chỉ cách Hà Nội chừng 15km về phía Đông Bắc. Đông Anh được biết đến với nhiều địa điểm tham quan, du lịch, vu chơi giải trí. Nơi đây nằm trong vùng qu hoạch phát triển công nghiệp đô thị và dịch vụ.
Những địa điểm nổi tiếng: khu du lịch sinh thái Cọ Xanh; di tích Cổ Loa; đền Sái; cầu Nhật Tân; phim trường Smiley Ville; đồng hoa hướng dương Tàm Xá.
Gia Lâm
- Dân số: 243.957 người
- Diện tích: 114,790 km2
- Xã: 20 xã và 2 thị trấn
Gia Lâm – quê hương của Phù Đổng Thiên Vương, biểu tượng khí phách quật cường của anh hùng dân tộc Việt Nam. Gia Lâm gắn liền với vô vàn tên tuổi của biết bao các vị anh hùng có công viết lên trang sử hào hùng: Lý Thường Kiệt, Nguyên Phi Ỷ Lan, Ngọc Hân.
Những địa điểm nổi tiếng: làng Gốm Bát Tràng; Happy Land Gia Lâm; khu du lịch sinh thái Cánh Buồm Xanh; chùa Kiến Sơ; chùa Keo.
Ảnh: @coffeewithbeann_
Một bài viết thật dài về 12 quận và 18 huyện vòng quanh thành phố Hà Nội. Nếu như các quận ở Hà Nội luôn náo nhiệt, ồn ã bao nhiêu thì các huyện ở Hà Nội lại yên bình, hào hùng và thanh bình bấy nhiêu. Mong rằng với những đặc điểm thông tin trên mà chúng tôi cung cấp, bạn có thể hiểu thêm về những nét đẹp riêng của thủ đô Hà Nội.
Xem thêm những thông tin du lịch ở Hà Nội: