Cách bày mâm ngũ quả hợp phong thủy mang lộc về nhà – Halo Travel
Vào dịp Tết Nguyên Đán, trên bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình sẽ không thể thiếu được mâm ngũ quả. Đây là một trong những hình thức bày tỏ lòng hiếu thảo của con cháu trong việc thờ cúng và mong muốn một năm mới bình an thịnh vượng. Tuy nhiên, việc bày mâm ngũ quả khá công phu và tỉ mỉ, mỗi một vùng sẽ có những cách bày trí khác nhau. Trong bài viết này Halo xin giới thiệu đến bạn cách bày trí mâm ngũ quả đơn giản, đúng cách nhé.
Nội dung chính
1. Mâm ngũ quả là gì?
Mâm ngũ quả trong dịp Tết cổ truyền như một thành quả cao đẹp kết tinh từ công sức lao động của các thành viên trong gia đình dâng lên cho ông bà tổ tiên trong đêm Giao thừa, với mong muốn cầu mong cho một năm mới hạnh phúc, bình an.
Thông thường, từ ngày 27, 28 âm lịch là nhiều gia đình đã chuẩn bị hoa quả, dọn dẹp nhà cửa và bày biện mâm ngũ quả lên bàn thờ. Những ngày này, không khí gia đình, làng xóm luôn hào hứng tràn đầy năng lượng mong một ngày đoàn viên vui vẻ, ý nghĩa.
Ảnh: Sưu tầm
Mâm ngũ quả ngày Tết thường có 5 loại quả với các màu sắc khác nhau. Theo quan niệm của Phương Đông 5 loại quả này đại diện cho Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đồng thời, 5 loại quả này còn tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn là Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh tương ứng với nguyện vọng về giàu sang, sống thọ, may mắn, bình an. Và dưới đây là một số loại quả thường có trong mâm ngũ quả, tuy nhiên theo mỗi vùng thì người dân sẽ chọn 5 loại quả phù hợp:
Quả chuối: Mang ý nghĩa của sự an lành, đùm bọc lẫn nhau.
Quả bưởi: Thể hiện sự tươi mát, đầy đủ và may mắn
Quả quýt: Màu sắc rực rỡ tượng trưng cho sự thành đạt
Quả lê: Ngụ ý cho sự ngọt ngào, thuận lợi.
Quả lựu: Mong muốn vui nhà vui cửa đông đúc con cháu
Quả đào: Ý nghĩa của sự thăng tiến, phát tài.
Quả táo đỏ: Thể hiện cho sự phú quý
Thanh long: Màu sắc đẹp đại diện cho rồng mây gặp hội, cả năm may mắn, phát tài phát lộc
Quả trứng gà: Ngụ ý cho trời bạn lộc xuống
Quả dừa: Mong muốn cho sự đầy đủ, không thiếu thốn
Đu đủ: Thể hiện cho sự đông đủ sum vầy của con cháu
Xoài: Đại diện cho ý nghĩa cả năm ăn tiêu không thiếu thốn
Sung: Thể hiện cho mong muốn sung túc về mọi mặt, công việc tình yêu sức khỏe…
Ảnh: Sưu tầm
2. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết theo vùng miền
Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc
Từ xa xưa, người Việt đã có đời sống tâm linh phong phú, nên việc thờ cúng cũng là một nét đẹp văn hóa. Tương ứng với nó mỗi khu vực sẽ có những quan niệm khác nhau trong việc bày mâm ngũ quả. Và dưới đây là cách bày trí mâm ngũ quả thể hiện văn hóa và quan niệm của người miền Bắc
Ở miền Bắc người dân thường phối theo 5 màu là mộc xanh, kim trắng, thủy đen, hỏa đỏ, thổ vàng gắn với các loại quả là chuối, bưởi, hồng, quýt, đào, đu đủ. Tuy nhiên bạn có thể thay thế các loại quả có ý nghĩa và màu sắc tương ứng.
Ảnh: Sưu tầm
Về cách thức trình bày, nải chuối thường xếp đầu tiên ngay chính giữa, tiếp theo đó bạn xếp quả bưởi lên trên, rồi mới đến các loại quả nhỏ như hồng, quýt, đào bày trí xung quanh, sao cho đẹp và cân đối. Lưu ý, với những người theo phật hoặc theo đạo thì nhất quyết phải dùng quả phật thủ thay thế cho quả bưởi.
Mâm ngũ quả phải được sắp xếp chỉn chu, màu sắc hài hòa, trước khi đặt lên bàn thờ bạn nên lau sạch hoa quả, loại bỏ bụi bẩn và thấm sạch nước nhé. Thông thường những loại quả được chọn phải có màu sắc tươi đẹp mắt, nếu là chuối phải là những quả chuối già, vẫn còn xanh để không bị hỏng. Bên cạnh đó bạn có thể trang trí lọ hoa bên cạnh hoặc cành đào để làm cho không khí Tết ngập tràn khắp nơi.
Cách bày mâm ngũ quả miền Trung
Khác với miền Bắc, mâm ngũ quả miền Trung là sự giao thoa giữa hai miền Nam Bắc. Hơn nữa, vào dịp cuối năm hoa quả ở miền Trung không quá đa dạng nên việc bày mâm ngũ quả không quá câu nệ, tuy nhiên sẽ thường có các loại hoa quả như: chuối, thanh long, mãng cầu, xoài, đu đủ ngụ ý cho sự ấm no, hạnh phúc, an lành.
Ảnh: Sưu tầm
Màu sắc cũng là yếu tố quan trọng khi bày mâm ngũ quả, nếu như người miền Bắc lựa chọn chuối xanh thì người miền Trung lại chọn chuối chín có hương thơm với mong muốn mang lại sự may mắn cho gia đình
Ngoài hình thức bày biện hoa quả thì một số gia đình không sử dụng nải chuối mà sử dụng các loại quả xếp thành hình tháp. Sau đó, xếp các loại hoa quả lớn lên trên hoặc có lúc sẽ đảo ngược lại to xuống dưới nhỏ lên trên. Hơn nữa, người dân ở đây cũng không quá ưa thích sắp xếp các loại quả có kích thước lớn mà chọn các loại quả có kích thước vừa phải, tỉ mỉ cẩn thận trước khi đưa lên bàn thờ.
Cách bày mâm ngũ quả miền Nam
Giống với miền Bắc miền Nam cũng bày biện mâm ngũ quả với 5 loại quả tuy nhiên những loại quả ở đây lại khá khác biệt đó là đu đủ, xoài, mãng cầu, sung, dừa hoặc dứa với mong muốn sung túc ấm no, con cháu đầy nhà, làm ăn may mắn. Và điều đặc biệt là người dân ở đây sẽ không sử dụng chuối, lê, cam, quýt trong mâm ngũ quả như người miền Bắc mà họ lựa chọn theo quy luật cách phát âm của các loại quả.
Về cách bày trí, sẽ thường để các loại quả có kích thước lớn xuống trước như đu đủ, mãng cầu, thanh long, xoài rồi sẽ đan xen các loại quả nhỏ khác lên trên. Trước hết, bạn sẽ để một cái khay, sắp xếp các loại hoa quả, mỗi loại bạn có thể chuẩn bị từ 3 quả trở lên, rồi xếp quả to xuống trước quả nhỏ lên trên, làm sao để bên trên là những chùm sung và dứa thể hiện sự sung túc, no đủ.
Ảnh: Đỗ Quang
3. Lưu ý khi bày mâm ngũ quả
- Mâm ngũ quả nên để số lẻ, số lẻ biểu tượng cho sự phất lên, vươn lên, cầu mong sự sinh sôi nảy nở.
- Một số loại quả thay vì rửa qua nước bạn có thể dùng khăn ướt lau sạch, vì nếu rửa qua nước sẽ làm hoa quả nhanh héo.
- Lưu ý không nên chọn chuối sắp chín hoặc chín khi thờ cúng lâu chuối sẽ bị chín quá, nhũn mềm.
Ảnh: Sưu tầm
4. Một số hình ảnh về bày mâm ngũ quả đẹp
Ảnh: Sưu tầm
Ảnh: Sưu tầm
Ảnh: Sưu tầm
Ảnh: Sưu tầm
Bày mâm ngũ quả là một tục lệ không thể thiếu mỗi khi tết đến xuân về, dù là miền Bắc, miền Trung hay miền Nam thì đều tỏ lòng thành kính biết ơn với thế hệ đi trước. Và rất mong những thông tin mà Halo chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn bày mâm ngũ quả đẹp, tinh tế và phù hợp với phong thủy của mình nhé. Chúc bạn măm mới vui vẻ hạnh phúc.
Xem thêm bài viết: