Bảo tàng điêu khắc Chăm: Địa điểm không thể bỏ qua cho dân mê nghệ thuật
Bảo tàng Điêu khắc Chăm là một trong những địa điểm du lịch về văn hóa, tín ngưỡng. Đây là nơi lưu giữ, bảo tồn và trưng bày rất nhiều các hiện vật cổ của văn hóa dân tộc Chăm Pa. Nếu như bạn đang quan tâm và muốn tới thăm quan bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích về giá vé, giờ mở cửa, lịch sử hình thành trong bài viết dưới đây của Halo nha!
Nội dung chính
1. Đôi nét về bảo tàng Điêu khắc Chăm
- Địa chỉ: Số 2 đường 2 Tháng 9, Bình Hiên, Hải Châu, Đà Nẵng
- Giá vé: 60.000Đ/người/lượt
- Giờ mở cửa: 7h00 – 17h30 hàng ngày
Điểm tham quan có vị trí tọa lạc tại góc đường Bạch Đằng và Trưng Nữ Vương, nằm ngay bên bờ sông Hàn. Bảo tàng nghệ thuật Chăm Pa Đà Nẵng đang là bảo tàng về các giá trị văn hóa Chăm Pa lớn nhất nước ta. Và là niềm tự hào của người dân thành phố biển Đà nẵng.
Lịch sử hình thành và kiến trúc độc đáo của bảo tàng điêu khắc Chăm
Toà nhà đầu tiên của Bảo tàng được xây dựng vào năm 1915 do 2 kiến trúc sư người Pháp là Auclair và Delaval đồng ý tưởng lên thiết kế. Thêm vào đó là sự gợi ý của Henri Parmentier – nguyên chủ nhiệm Khoa Khảo cổ của EFEO (Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp) lúc bấy giờ. Ngày nay, trải qua nhiều năm chiến tranh nhưng kiến trúc của tòa nhà gần như vẫn còn giữ được nguyên vẹn chưa phải tu bổ hay chỉnh sửa gì.
Đến với bảo tàng Điêu khắc Chăm, bạn không chỉ được khám phá một phần lịch sử Việt Nam qua những cổ vật. Mà hơn thế, bạn còn được hòa mình vào trong không gian kiến trúc tuyệt vời hòa hóa giữa nét Pháp và Á Đông.
Ảnh: Sưu tầm
Trong những năm giữa của thập kỷ 1930 bắt đầu tiến hành mở rộng bảo tàng điêu khắc Chăm Pa lần thứ nhất. Mục đích là biến không gian của tòa Bảo Tàng cũ kỹ trở thành các phòng trưng bày theo chủ đề như: phòng Trà Kiệu, phòng Đồng Dương, phòng Mỹ Sơn, phòng Tháp Mẫm và hình thành dãy hành lang đặt tên theo các địa danh Kontum, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam tồn tại cho đến ngày nay.
Ảnh: Sưu tầm
Lần mới đây nhất là năm 2016, nơi đây được trùng tu toàn diện các tòa nhà và nâng cấp các khu trưng bày. thêm vào đó là không gian dành cho biểu diễn – hoạt động giáo dục và khu dịch vụ.
Xem thêm: Lịch trình du lịch Đà Nẵng 3 ngày 2 đêm chi tiết
Khối lượng cổ vật đồ sộ mà bảo tàng lưu giữ
bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng sở hữu riêng cho mình gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ. Tất cả được sưu tầm và thu thập từ rất nhiều nghệ nhân cũng như từ nhiều nơi trên đất nước.
Trong số những hiện vật quý giá đó, đang có gần 500 hiện vật hiện được trưng bày bên trong bảo tàng, 187 hiện vật được trưng bày bên ngoài khuôn viên sân vườn bảo tàng và hơn 1.200 hiện vật hiện đang được lưu trữ cẩn thận bên trong kho và chưa đưa ra trưng bày công khai.
Ảnh: Sưu tầm
2. Tham quan các phòng trưng bày bảo tàng điêu khắc Chăm
Phòng trưng bày Đồng Dương
Đồng Dương là một trung tâm Phật giáo của Champa, cách thung lũng Mỹ Sơn khoảng 20km về phía nam. Phòng trưng bày Đồng Dương mang đến cho người xem các tác phẩm điêu khắc chứa đựng hơi hướng từ Phật giáo. Bạn sẽ cảm thấy bát ngờ cũng như thích thú với những nét trạm khắc tinh xảo cầu kỳ. Vừa có hơi hướng Trung Quốc, Ấn Độ nhưng lại cũng rất Chăm pa.
Ảnh: Sưu tầm
Khi tới phòng trưng bày Đồng Dương, bạn được chiêm ngưỡng 21 tác phẩm nghệ thuật của tháp Đồng Dương. Đặc biệt là pho tượng Bồ Tát, các pho tượng thần Deva hay Đài thờ Đông Dương,… Dù chỉ là một phần nhỏ thôi nhưng cũng đủ để bạn hình dung ra được sự nguy nga, tráng lệ của khu đền tháp và Phật viện này.
Phòng Mỹ Sơn
Phòng trưng bày Mỹ Sơn là khu vực dành riêng cho các hiện vật được phát hiện và sưu tầm từ thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam. Phòng Mỹ Sơn đang lưu giữ 18 hiện vật đến từ 3 nhóm khác nhau. Nhóm hiện vật phát hiện ở tháp chính, nhóm hiện vật phát hiện ở tháp phụ và nhóm các hiện vật được trang trí trên trán cửa hay trên các tường tháp cổ.
Tại phòng trưng bày Mỹ Sơn của bảo tàng điêu khắc Chăm có các hiện vật nổi bật và thu hút nhiều sự chú ý. Phải kể đến như là: bức tượng thần Shiva, bức tượng thần Ganesha, đản sinh Brahma,…
Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Cùng team bạn thân cắm trại tại Giếng Trời Đà Nẵng
Phòng Tháp Mẫm – Bình Định
Phòng Tháp Mẫm – Bình Định là phòng trưng bày tất cả các hiện vật cổ mang đậm nét văn hóa của người Champa lưu lạc tại tỉnh Bình Định. Phòng Tháp Mẫm lưu giữ tổng cộng tất cả 67 tác phẩm điêu khắc vô cùng tinh tế. Thể hiện được văn hóa rất riêng của người Chăm Pa. Các cổ vậy hầu như được bảo tồn tốt, giữ được sự vẹn nguyên. Mặc dù có niên đại từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV.
Ảnh: Sưu tầm
Phòng trưng bày Trà Kiệu
Phòng trưng bày Trà Kiệu trưng bày các cổ vật từ kinh đô đầu tiên của người Chămpa cổ. Phòng Trà Kiệu thuộc bảo tàng điêu khắc Chăm hiện đang lưu giữ hơn 43 tác phẩm, hiện vật cổ. Có tuổi đời từ thế kỷ VII-VIII và thế kỷ XI-XII. Tất cả các hiện vật độc đáo phải kể đến như là: shiva, Vishnu, đài thờ, năng lực sáng tạo…
Ảnh: Sưu tầm
3. Các lưu ý cần biết khi tới bảo tàng điêu khắc Chăm
Khi đến tham quan bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, các bạn cần lưu ý các điều sau đây để đảm bảo một chuyến tham quan thoải mái:
- Không có bất kỳ hành động hoặc tác động nào vào hiện vật
- Không được hút thuốc, sử dụng áo mưa và hãy nhớ là vứt rác tại đúng nơi quy định nha
- Không sử dụng flash để chụp ảnh các hiện vật. Không mang theo hay sử dụng các dạng chân máy ảnh để quay chụp tại bảo tàng điêu khắc Chăm
- Giữ gìn cảnh quan trong khuôn viên và xung quanh của bảo tàng
- Đi nhẹ, nói khẽ và không cười đùa hoặc tiếng ồn lớn trong quá trình tham quan.
Vào năm 2011, Bảo tàng Điêu khắc Chăm là địa điểm được đưa vào danh sách các bảo tàng trưng bày top 1 tại Việt Nam. Du lịch tại Đà Nẵng, bạn đừng bỏ qua một địa điểm đầy thú vị này nhé!
Xem thêm: