Bảo tàng Đà Nẵng: Nơi lịch sử còn mãi với thời gian – Halo Travel
Ghé thăm Đà Nẵng, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp như bãi biển cát trắng, bán đảo Sơn Trà hoang sơ, núi Ngũ Hành Sơn hùng vĩ mà còn là tìm hiểu đời sống văn hóa, lịch sử của thành phố xinh đẹp này. Khám phá Bảo tàng Đà Nẵng sẽ là cơ hội tuyệt vời giúp du khách có thêm những hiểu biết tuyệt vời. Đồng thời, không gian độc đáo của bảo tàng cũng sẽ làm say lòng giới đam mê check in.
Nội dung chính
1. Giới thiệu về bảo tàng Đà Nẵng
- Địa chỉ: 24 Đường Trần Phú, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
- Giờ mở cửa: 8h00 – 11h30 | 14h00 – 17h00
- Website: baotangdanang.vn
Bảo tàng Đà Nẵng được thành lập vào năm 1989, sau đó đã được xây mới và mở cửa đón khách tham quan từ ngày 26/4/2011. Bảo tàng có địa chỉ ở 24 Trần Phố, nằm bên trong khu di tích Quốc gia đặc biệt thành cổ Điện Hải – nơi ghi dấu trận đánh đầu tiên chống Pháp của quân và dân Đà Nẵng (1858 – 1860).
Bảo tàng Đà Nẵng được đầu tư vô cùng kỹ lưỡng, áp dụng các phương tiện trưng bày, thiết bị nghe nhìn và hệ thống chiếu sáng hiện đại. Trong diện tích 3000m2 với 3 tầng, bảo tàng đang lưu giữ và trưng bày hơn 2500 hiện vật, tư liệu, hình ảnh có giá trị về lịch sử, văn hóa của Đà Nẵng và các vùng lân cận. Qua đó, du khách sẽ có hiểu biết thêm về một Đà Nẵng từ quá khứ cho đến hiện tại.
Ảnh: Sưu tầm
2. Giá vé và giờ mở cửa bảo tàng Đà Nẵng
- Giờ mở cửa: Sáng: 08h00 – 11h30 | Chiều: 13h30 – 17h00 (từ thứ 2 – thứ 6)
- Giá vé: 20.000 VNĐ/người
- Miễn phí:
Trẻ em, học sinh, sinh viên
Công dân thường trú tại Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam
Người cao tuổi, người khuyết tật.
Chỉ với 20.000Đ, bạn đã có thể tham quan bảo tàng Đà Nẵng – nơi giống như một thước phim tua chậm từ quá khứ đến hiện tại, nơi bạn có thể tìm hiểu thêm về một Đà Nẵng rất khác, đầy hoang sơ, giản dị nhưng cũng rất kiên cường bất khuất từ thiên nhiên cho đến con người.
Ngoài ra, bạn có thể đăng kí nghe thuyết minh về bảo tàng để cảm nhận và hiểu rõ hơn về nguồn gốc và giá trị của các hiện vật.
3. Các khu tham quan của bảo tàng Đà Nẵng
3 tầng của tòa nhà được phân chia thành các khu vực trưng bày khác nhau theo tiến trình thời gian từ thời Tiền – Sơ sử cho đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 – 1975) theo các chủ đề chính như: Lịch sử tự nhiên và xã hội; Tiến trình đấu tranh cách mạng; Chứng tích chiến tranh của quân đội Mỹ ở Đà Nẵng và vùng phụ cận; Đặc trưng văn hóa các dân tộc ở Quảng Nam và Đà Nẵng.
Ảnh: @danang_museum
Điểm ấn tượng của bảo tàng Đà Nẵng phải nhắn đến chính là thiết kế theo hình vòng cung, lấy cảm hứng từ thế đất Đà Nẵng như dang một vòng tay lớn ôm trọn biển khơi. Chính giữa không gian này là hình ảnh 5 cánh buồm, tượng trưng cho thành phố biển đang vươn ra biển khơi. Trên bức phù điêu khắc họa các hình ảnh với nội dung Đà Nẵng trong tiến trình lịch sử của đất nước.
Ảnh: Da Nang Museum
Tầng 1: Các hiện vật lịch sử Đà Nẵng thời tiền sử đến nay
Khu vực tầng 1 sẽ trình bày cho du khách cái nhìn khái quát về Đà Nẵng xuyên suốt từ thời kì tiền sử, sơ sử cho đến thời kỳ hiện đại. Đó là các hiện vật, hình ảnh về hệ sinh thái tự nhiên, địa chất khoáng sản, khí hậu thủy văn, bộ sưu tập các cổ vật, đời sống ngư dân, cảng biển, đô thị Đà Nẵng trước năm 1975, thời kỳ hội nhập, phát triển,…
Đặc biệt tại đây, du khách cũng sẽ tìm hiểu được thêm về các làng nghề thủ công đặc trưng và nổi tiếng của Đà Nẵng như làng nghề điêu khắc đá Non Nước, nghề làm bánh tráng Túy Loan, nghề làm nước mắm Nam Ô.
Ảnh: Da Nang Museum
Ảnh: Sưu tầm
Ảnh: Sưu tầm
Ảnh: Sưu tầm
Tầng 2: Các hiện vật lịch sử Đà Nẵng qua hai cuộc chiến chống Pháp VÀ Mỹ
Tại không gian trưng bày này, bạn sẽ một Đà Nẵng anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc. Từ trận mở đầu trong kháng chiến chống Pháp (1858 – 1860), sau đó là hàng loạt các phong trào yêu nước, các tổ chức cơ sở Đảng và hàng loạt các tư liệu trong hai cuộc kháng chiến.
Không chỉ có tranh ảnh, du khách cũng sẽ được tận mắt nhìn thấy những hiện vật vô cùng có giá trị như bộ quần áo chiến đấu của bộ đội ta, bộ phát thanh, ống tre đựng nước, chiếc bi-đông inox, bếp lò hay tờ trình xin khai hoang căn cứ cộng sản,…
Ảnh: Da Nang Museum
Một phần chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của du khách đó chính là bộ sưu tập vũ khí: các loại súng hiện đại của quân đội Mỹ, các loại đầu đạn, bom nổ,… Đặc biệt trong đó có bom CBU/55-B, bom Napalm là những loại bom nằm trong danh mục cấm sử dụng theo Công ước quốc tế. Dường như mỗi hiện vật chính là một nhân chứng tin cậy, đang âm thầm kể lại câu chuyện một cách sinh động nhất.
Tầng 3: Bộ sưu tập hiện vật, hình ảnh cộng đồng các dân tộc ở Đà Nẵng & tỉnh Quảng Nam
Sau những tư liệu đầy giá trị lịch sử ở tầng 1 và tầng 2, lên đến tầng 3, du khách sẽ bước vào một thế giới đa dạng các sắc màu văn hóa đến từ các cộng đồng dân tộc ở Quảng Nam.
Bộ sưu tập gồm những hiện vật gắn liền với văn hóa, tín ngưỡng và đời sống của các dân tộc như: nhạc cụ, trang phục, công cụ lao động (khèn, đàn Tambet Alui, áo, khố cườm,…). Ngoài ra, bảo tàng cũng giới thiệu không gian tái tạo góc bếp của người Cơtu, tượng cổng làng Xơ đăng, bộ sưu tập tượng nhà mồ, cột đâm trâu, các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ của người Cơ tu…
Ảnh: Da Nang Museum
Ảnh: Da Nang Museum
Ngoài ra, tại tầng 3 cũng bố trí một phòng chiếu phim nhỏ (sức chứa khoảng 30 người), nơi đây sẽ trình chiếu các tư liệu lịch sử, văn hóa, xã hội của Đà Nẵng.
Bảo tàng Đà Nẵng là một không gian trưng bày sang trọng, được đầu tư công phu và tỉ mỉ với hàng ngàn các hiện vật có giá trị to lớn về mặt văn hóa, lịch sử. Đây sẽ là địa điểm không thể bỏ qua với những du khách đam mê khám phá, giúp bạn hiểu được sâu và rộng hơn về thành phố được mệnh danh “đáng sống nhất Việt Nam”.
Xem thêm: