Kinh nghiệm đi Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam cho ai ghé lần đầu
“Vùng đất Tây Đô” mang một nét đặc trưng rất riêng của miền sông nước. Cần Thơ như một bức tranh miền Tây mang dấu ấn an yên, thanh bình mà không nơi nào trên mảnh đất Việt Nam có được. Vì thế, những ai muốn tìm tới chốn tâm linh thanh tịnh thì khi du lịch Cần Thơ hãy nhớ ghé thăm Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam. Để biết thêm thông tin về Thiền viện Trúc Lâm hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây của Halo Travel để hiểu hơn nhé!
Nội dung chính
1. Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam tọa lạc ở đâu ?
- Địa chỉ: TL 923, Ấp Mỹ Khánh, Xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam cách Trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 15 km. Đây là một ngôi chùa mang nhiều nét văn hóa kiến trúc đời Lý Trần. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được khởi dựng từ tháng 7 năm 2013 và chính thức khánh thành vào ngày 17 tháng 5 năm 2014 là một trong những công trình Phật giáo lớn nhất ở Tây Nam Bộ với tổng diện tích lên đến 38.016 m2.
Ảnh: Sưu tầm
Hơn nữa, Thiền viện Trúc Lâm được đề xuất xây dựng bởi nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Đại tướng Phạm Văn Trà. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Phong Điền Cần Thơ là nơi lưu giữ và thể hiện tín ngưỡng văn hóa tôn giáo – phật giáo của dân tộc.
Ảnh: Sưu tầm
2. Hướng dẫn di chuyển đến Thiền viện
Chi phí di chuyển từ Hà Nội – Cần Thơ
- Vé máy bay: 900.000 – 1.800.000 VNĐ/người (khứ hồi)
- Vé xe khách: khoảng 900.000 VNĐ/người
- Vé tàu hỏa: 700.000 – 1.500.000 VNĐ/người
Chi phí di chuyển từ Hồ Chí Minh – Cần Thơ
- Vé xe khách: 95.000 – 180.000 VNĐ/người
Vì khoảng cách từ Thiền viện đến trung tâm thành phố Cần Thơ không quá xa nên du khách có thể đến thiền viện bằng phương tiện cá nhân, xe ôm hoặc taxi tùy ý.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân từ Trung tâm thành phố Cần Thơ
Xuất phát từ trung tâm thành phố, dọc theo con đường Trần Phú, rồi đi thẳng đến ngã tư giao đường Cách Mạng Tháng 8 và đường Hùng Vương. Tại đây rẽ phải ngay vào con đường Cách Mạng Tháng 8 rồi đi tiếp đến ngã tư giao đường Nguyễn Văn Cừ thì rẽ trái đi vào đường Nguyễn Văn Cừ. Cứ thế đi thẳng khoảng 10km sẽ đến xã Mỹ Khánh và vào đến thiền viện Trúc Lâm Phương Nam.
- Xem chi tiết đường đi tại đây
Ảnh: Sưu tầm
Book xe khách, xe taxi tại Cần Thơ
- Công ty cho thuê xe ô tô Cần Thơ Minitour (từ 4-16 chỗ): 0939 659 839 hoặc 0939 193 839
- Dịch vụ cho thuê xe ô tô Cẩm Tú Cần Thơ (từ 4-29 chỗ): 0944 393 906
- Công ty thuê xe ô tô Trường Dũng Cần Thơ (từ 4-7 chỗ): 0939148000 – 0939639609
- Thuê xe ô tô Cần Thơ – Nguyễn Duy Travel (từ 4-45 chỗ): 0947495057 – 0917179969
3. Khám phá lối kiến trúc thời Lý – Trần độc đáo
Tổng quan công trình kiến trúc kết cấu mái lợp ngói. Các trụ khung cột hoàn toàn bằng gỗ lim, toàn bộ tường và lối đi đều được lát gạch tàu. Khuôn viên rộng lớn được bao gồm 20 hạng mục công trình, từ nhà tổ, hội trường cho đến thư viện. Để hiểu hơn về kiến trúc đời Lý – Trần, cùng Halo Travel khám phá từng công trình tại thiền viện nhé!
Kiến trúc cổng tam quan
Nơi đầu tiên mà du khách nhận ra vẻ đẹp của thiền viện chắc chắn là cổng tam quan. Được thiết kế theo kết cấu bê tông giả gỗ, gồm 3 cổng chính – 3 lối đi chính. Chiếc mái đầu đao công vuốt vô cùng hoài cổ. Đi qua khu vực cổng tam quan, du khách tiến thẳng vào sân chính điện. Hai bên tả hữu được bố trí sắp xếp 18 pho tượng tạc bằng đá “Thập bát La hán”.
Ảnh: @nganpinky
Nét văn hoa ở khu chánh điện
Sau khu vực sân chính điện, du khách sẽ thấy ngay khu vực Đại Hùng Bửu Điện (hay còn gọi với cái tên quen thuộc là Chánh điện). Trước khi bước vào khu vực Chánh điện, du khách sẽ thấy 2 bên đặt tháp chuông tháp trống. Với tháp chuông được mô phỏng theo lối kiến trúc ở chùa Keo, bên trong đặt chuông đồng nặng 1,5 tấn. Còn với tháp trống với giá gỗ đặt trống được chạm trổ tỉ mỉ, tinh xảo, mang tính nghệ thuật rất cao.
Ảnh: Sưu tầm
Vẫn là phong cách lợp mái ngói âm dương theo phong cách thời Trần đặc trưng. Chánh điện vô cùng rộng rãi, thoáng mát. Sức chứa của nơi này lên tới hàng trăm người hành lễ cùng lúc. Càng vào sâu bên trong, không gian khu thiền viện càng trở nên mát mẻ, thanh tịnh. Mùi hương khói phảng phất hòa quyện cùng sự cổ kính và linh thiêng.
Ảnh: @z0512z
Bước vào chánh điện, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi các khối tượng khổng lồ. Không gian uy nghiêm, tĩnh mịch. Tượng Thích Ca Mâu Ni thờ trong chánh điện được làm bằng đồng được biết đến nặng hơn 3,5 tấn. Dọc hai dãy hành lang cũng trưng bày rất nhiều bức tượng các vị la hán tạc bằng đá hoa cương. Chiêm ngưỡng những bức tượng ấy, du khách không khỏi xuýt xoa trước nghệ thuật tài tình người những nghệ nhân.
Ảnh: Sưu tầm
Khu nhà Tổ điện
Từ khu vực Chánh điện ra sau, sẽ thấy phía sân trước có 3 tượng đang ngồi thiền bằng đá tương ứng với Tổ sư Pháp Loa – Tổ sư Huyền Quang – Tổ sư Trần Nhân Tông. Tổ điện lợp ngói bốn mái theo phong cách thời nhà Lý. Mỗi bức tượng xuất hiện đều mang một nét riêng tôn nghiêm, ấn tượng.
Ảnh: @co_nuonggg
Khu nhà thủy tạ
Nằm sừng sững giữa những gợn sóng lăn tăn. Những bông hoa súng kheo sắc thắm tươi dũng mãnh vươn mình lên khỏi bùn ao. Để vào được nhà thủy tạ, bạn phải đi qua cây câu sơn đỏ, bên trong có Phật Di Lặc bằng gỗ. Bức tượng Phật thánh thiện như đang đồng cảm trước sự khó khăn của con người. Hiền từ mỉm cười xoa dịu nỗi đau.
Ảnh: @vannguyetchau
Ngoài ra, khuôn viên Thiền điện có rất nhiều khu vực đáng để ghé thăm như Quan Âm điện, chùa Một Cột, giảng đường, khách đường, thư viện, phòng Đông y nam dược, trai đường…Sự hài hòa những đường nét văn hóa thời kỳ cổ xưa hòa quyện với không gian thanh tịnh. Khiến cho nơi đây yên ắng, thanh bình hơn bao giờ hết.
4. Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam có gì đặc sắc?
Dâng hương, cầu Phật
Đầu năm Tết đến xuân về, thiền viện Trúc Lâm Phương Nam lại háo hức đón rất nhiều thập phương từ mọi nơi trên miền Tổ quốc về đây dâng hương, kính cẩn. Du khách đến đây để cầu bình an, cầu phúc cho gia đình an thái.
Check-in tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Không gian nức tiếng Tây Đô này sẽ không làm bạn thất vọng qua những bức ảnh check-in siêu chất lượng. Du khách vừa có thể tham quan đó đây, vừa ghi lại kỉ niệm qua những địa điểm xinh đẹp như các vị la hán, chỗ 33 ứng hóa thân Bồ Tát, khu vực vườn cây nhỏ đối diện Tổ điện…Những khung cảnh tại thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tươi đẹp, sống động nên đảm bảo khi lên hình sẽ cực kỳ bắt mắt.
Ảnh: @hoangyen.meomeo
Ảnh: @co_nuonggg
Ngắm nhìn, học hỏi lối kiến trúc phương Nam
Ngoài cảm nhận được cái đẹp biểu thị bên ngoài, du khách có thể sẽ rất tò mò về những ý nghĩa ẩn sâu qua bức chạm trổ tôn nghiêm ấy. Nét văn hóa kiến trúc phương Nam đáng để noi theo và gìn giữ. Lối kiến trúc ấy được tô vẽ lên từng ngóc ngách, mái hiên, từng cánh cửa và khung cửi nơi này.
Thiền viện Trúc Lâm như chính bảo tàng tồn giữ văn hóa Lý Trần để đời đời con cháu học hỏi. Đến đây, ngoài dâng hương, ngắm cảnh bạn còn có dịp du học được nhiều nét thiết kế. Biết chăng, qua đó bạn sẽ có ý tưởng cho công trình kiến trúc của mình sau này. Một nguồn cảm hứng bất tận sẽ đến bất ngờ trong dòng chảy thời gian!
Ảnh: Sưu tầm
Nơi tĩnh dưỡng, an yên dịp cuối tuần
Theo lẽ đương nhiên, người ta tìm chốn vắng vẻ để an yên, tịnh tâm. Chính vì thế, vào dịp cuối tuần nơi đây thường xuất hiện lữ hành mặc pháp phục hay chỉ đơn thuần là rong chơi ngắm cảnh. Bỏ đằng sau lưng sự bồn bề, ồn ã của cuộc sống. Thiền viện Trúc Lâm đón nhận những tấm lòng biết nhìn đời bằng cái tâm. Chỉ vậy thôi, bạn sẽ sớm cảm nhận được sự yên bình trong chính con người mình.
Ảnh: Sưu tầm
5. Lưu ý khi đi Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam
Vì là ngôi chùa, thiền viện trang nghiêm, tôn kính nên khi tới đây bạn hãy lưu ý những điều sau:
- Thời gian đến thăm sẽ theo khung giờ hành chính khoảng 8h00-17h00
- Tránh gây tiềng ồn quá lớn khi trong khuôn viên thiền viện
- Trang phục kín đáo, lịch sự, tránh ăn mặc hở hang
- Khi viếng lễ phải trang nghiêm, tôn kính, tránh đùa cợt, chế giễu
- Không được viết, chạm khắc vào những di vật cổ hay bất cứ khu vực nào trong thiền viện
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp cho bạn bổ sung thêm được những kiến thức bổ ích về Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ. Một địa điểm thích hợp để nghỉ dưỡng, tịnh tâm và học hỏi về nền văn hóa nước nhà.
Xem thêm những địa điểm du lịch khác ở Cần Thơ: