Hướng dẫn kinh nghiệm đi Đền Cô Chín chi tiết, mới nhất
Ngoài đền Ông Hoàng Mười, đền Cô Chín cũng là đền linh thiêng có tiếng tại xứ Thanh. Mỗi dịp năm mới, du khách thường đến đây du xuân cũng là để cầu an năm mới. Đầu năm 2021, cùng Halo Travel lưu lại kinh nghiệm đi Đền Cô Chín cầu phúc nhé!
Nội dung chính
1. Tọa độ đền Cô Chín
- Địa chỉ: Trần Hưng Đạo, phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Đền Cô Chín nằm trên con đường Trần Hưng Đạo, thuộc thị xã Bỉm Sơn. Nơi đây cách trung tâm Hà Nội khoảng 130 Km về phía cao tốc Hà Nội – Ninh Bình. Mỗi dịp xuân về, năm hết tết đến, ngôi đền lại đón đông đảo lượng du khách Việt tới cầu an cho năm mới “mưa thuận gió hòa”. Đây là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất nhì tỉnh Thanh Hóa.
Ảnh: Sưu tầm
Hướng dẫn đường đi đến đền cô Chín
- Google Maps: Nhấn để nhận chỉ đường
Để tới đền của cô, bạn hoàn toàn có thể tự lái xe ô tô cá nhân hoặc tiện lợi nhất là đón xe khách. Đầu xuân cũng là dịp đông đúc tại nhiều nơi đền chùa, vì vậy lựa chọn thuê xe, hoặc đi xe khách sẽ hợp lý và đỡ mệt nhất.
Ô tô: Nếu bạn tự lái xe có thể xem gợi ý Google Maps từ Halo Travel nhé. Xuất phát theo hướng đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình, sau đó bạn lái xe theo con đường quốc lộ 1A. Từ đây, bạn sẽ đi qua thành phố Tam Điệp, Ninh Bình). Đi tiếp lầ tới thị xã Bỉm Sơn của tỉnh Thanh Hóa.
Xe máy: Lựa chọn đi xe máy để khám phá con đường tới đền Cô Chín cũng là một trải nghiệm thú vị. Từ Hà Nội, phượt thủ đi theo hướng đường Giải Phóng tới quốc lộ 1 cũ. Đi qua địa phận Hà Nam tới Ninh Bình và sau đó là tới Thanh Hóa.
Ảnh: Halo Travel
2. Tìm hiểu đôi nét về đền
Đền Cô Chín hay còn gọi là đền Chín Giếng, là nơi thờ tự của Cửu Thiên Huyền Nữ. Cô là người con thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Cách đền khoảng 1 Km là Đền Sòng, sau khi tu sửa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc Gia.
Truyền thuyết kể rằng trước đền từ lâu đã có 9 miệng giếng vô cùng linh thiêng giúp dân làng có nước sạch sinh hoạt. Cửu Thiên Huyền Nữ là một tiên nữ, nàng xuống trần và từng theo hầu mẫu Sòng. Mới đầu, không ai tin cô là tiên, nghĩ rằng cô là yêu quái nên đánh đuổi, nghĩ mưu hèn kế bẩn diệt trừ. Thấy thế, cô bèn về thiên đình tội ác và ban hình phạt xuống đây.
Trận chiến giữa Tiền Quân Thánh và Chúa Liễu Hạnh diễn ra ác liệt tại Sòng Sơn. Sau một hồi chiến, Liễu Hạnh gặp nạn liền biến thành Rồng quy ẩn tại nơi Cửu Thiên Công Chúa sinh sống. Nơi đây chính là 9 giếng thiêng. Nhờ có sự che chở của công chúa và Phật Bà Quan Âm cứu giúp, chúa Liễu Hạnh thoát được vòng vây của Tiền Quân Thánh. Vì vậy, mỗi năm diễn ra lễ rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, kiệu rước đều được đi từ đền Sòng rồi mới sang cô Chín. Hình ảnh này nhằm biết ơn, ca ngợi tình chị em của Chúa Liễu Hạnh và công chúa.
Ảnh: Sưu tầm
3. Kinh nghiệm đi lễ đền Cô Chín
Đi lễ đền Cô Chín cần chuẩn bị những gì? Lễ ra sao? Nên đi vào lúc nào? Hãy cùng Halo Travel tham khảo kinh nghiệm đi lễ dưới đây:
Thời điểm để đi lễ đền
Là một trong Tứ Phủ thánh cô linh thiêng ở Việt Nam sau cô Tám Đồi Chè và trước Cô Mười Đồng Mỏ. Người ta thường đi lễ đền Cô Chín Giếng vào dịp đầu năm mới, hay các lễ 26/2 hoặc ngày Tiệc Cô Chín 9/9 âm lịch. Đi vào dịp nào cũng đông đúc nên nếu ngại chen lấn thì tránh dịp lễ.
Ảnh: @thu_thuy_dinh92
Chuẩn bị lễ đi cô Chín Giếng
Đi lễ cô Chín có thể chuẩn bị những mâm lễ mặn. Bên cạnh đó có thể chuẩn bị thêm vàng mã, cây tiền, cành vàng, hoặc cành bạc. Tùy vào tâm người khấn để chuẩn bị. Khi vào cửa đền của cô nhớ dâng hương và thành tâm cầu khấn xin Cô cho con cái, sức khỏe, sự nghiệp hanh thông, thuận buồm xuôi gió.
Ảnh: @nynii175
Trên đây là kinh nghiệm đi lễ đền Cô Chín mà Halo Travel muốn gửi tới bạn đọc cho mùa du xuân đầu năm 2021. “Có cầu có thiêng, có kiêng có lành”, vứt bỏ muộn phiền vào năm cũ, cùng gia đình thư giãn, cầu cho một năm mới an yên. Đừng quên tham khảo thêm địa điểm du lịch Thanh Hóa từ Halo nhé. Chúc các bạn một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý!
Một số điểm du lịch Thanh Hóa đẹp khác: