Tháp Tường Long: Di tích lịch sử nơi “rồng vàng hạ thế” ở Hải Phòng – Halo Travel

Đồ Sơn (Hải Phòng) vốn được biết đến là khu du lịch nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên cùng những thắng cảnh nức lòng người. Nhưng bên cạnh đó, Đồ Sơn còn có những công trình kiến trúc gắn liền với lịch sử đầy huyền bí. Một trong số đó là Tháp Tường Long Hải Phòng – công trình ghi dấu ấn nơi “rồng vàng hạ thế”.

1. Giới thiệu Tháp Tường Long

Tháp Tường Long hiện nay thuộc phường Ngọc Xuyên, huyện Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Theo các ghi chép, tháp được xây dựng vào thời vua Lý Thánh Tông – đây cũng là giai đoạn mà Phật giáo vô cùng hưng thịnh ở Việt Nam.

Qua việc giám định những di tích còn sót lại, các nhà khảo cổ đã ước tính rằng tháp Tường Long được xây cùng thời với tháp Báo Thiên ở kinh thành Thăng Long (nay là khu vực Nhà hát lớn Hà Nội).

khong gian thap Tuong Long 1

Ảnh: Sưu tầm

Trải qua nhiều thăng trầm và các biến động lịch sử, cho nên tháp đã bị hư hỏng và xuống cấp, qua đó đã trải qua nhiều lần tu bổ qua các triều nhà Trần, nhà Lê và nhà Nguyễn. Lần gần đây nhất là vào năm 2007 và hoàn thành vào năm 2017.

Với vị trí cao của mình, tháp Tường Long còn như một đài quan sát trong hệ thống “truyền đăng”. Mỗi khi có biến động, nguy hiểm, các trạm quan sát sẽ đốt cỏ khô cho khói bay lên trời, tạo tín hiệu báo động về kinh thành.

2. Hướng dẫn đường đi đến tháp Tường Long

Tháp có địa chỉ tại huyện Đồ Sơn vì thế bạn sẽ đi tuyến đường đến biển Đồ Sơn. Đường đến tháp không khó, nếu xuất phát từ trung tâm Hải Phòng thì khoảng 22km (40 – 50 phút di chuyển).

Từ trung tâm, bạn ra khu vực đường Lạch Tray sau đó chạy thẳng theo đường Phạm Văn Đồng, sau đó đến đường Nguyễn Hữu Cầu, rẽ phải vào Lý Thánh Tông. Đi vào đường Đ.Xóm Chè và đi đến cuối đường là đến Tháp Tường Long.

duong di den thap Tuong Long

Ảnh: Google Maps

Hướng dẫn đường đi xem TẠI ĐÂY

3. Giá trị lịch sử – văn hóa – tâm linh của tháp Tường Long

Có một điều làm tăng thêm sự linh thiêng và huyền bí cho tháp Tường Long. Theo sách “Đại Việt sử lược” thì năm Mậu Tuất 1058, vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển Ba Lộ đã dừng chân ghé lại nơi đây xây dựng tháp. Sau đó, Người nằm mộng thấy rồng vàng, nghĩ đây là điềm lành nên ban cho ngọn tháp cái tên Tường Long, nghĩa là “Thấy rồng vàng hiện lên”.

Tháp Tường Long ngoài là một danh lam kiêm hành cung của nhà vua thời Lý còn là một địa điểm thể hiện thời kỳ vàng son của đạo Phật Việt Nam. Ngọn tháp nhiều tầng như một chiếc cột phát sáng rực rỡ, chiếu rọi đạo pháp đến mọi người thời bấy giờ. Đồng thời phản ánh sự hội nhập và khẳng định Phật giáo đã phát triển đến thời đỉnh cao.

Tháp Tường Long rực sáng trời đêm

Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Đền Bà Đế: Điểm thắng cảnh linh thiêng bậc nhất đất cảng

4. Khám phá kiến trúc của tháp

Năm 2017, tháp chính thức hoàn thành tu sửa sau hơn 10 năm. Lần tu sửa này, ngoài sửa sang lại những khu vực xuống cấp, tháp cũng được xây dựng một số khu và phỏng dựng lại theo mô tả từ những tài liệu.

Khu di tích này được xây dựng trên mảnh đất rộng hơn 2000m2. Tháp cao 9 tầng (chiều cao hơn 100 thước), lại được đặt trên núi cách mặt biển 100m. Vì thế, tháp Tường Long là một trong những ngọn tháp cao nhất Việt Nam thời bấy giờ. Công trình trông vô cùng đồ sộ, lại nằm giữa một khoản trời rộng lớn, từ đó lại càng tăng thêm vẻ hiên ngang, sừng sững như một vị thần bề thế.

Ảnh: Sưu tầm

Tháp Tường Long mang những đặc trưng của kiến trúc thời Lý. Tháp được xây bằng gạch và lát đá hoa cương với sắc đồ trầm cổ kính. Mái tháp trang trí bằng những hoa văn như đóa sen, đóa cúc, hoa chanh… vừa mềm mại, vừa tỉ xảo. Đây đều là những họa tiết rất phổ biến vào triều nhà Lý và xuất hiện ở hầu như các công trình kiến trúc thời bấy giờ.

Kiến trúc tháp

Ảnh: Sưu tầm

Ngoài ra, tháp chùa Tường Long còn có hệ thống tượng Phật, chuông đồng,… nhiều giá trị lịch sự. Đặc biệt là pho tượng Phật A Di Đà được phỏng dựng bằng đá ngọc thạch nguyên khối đặt trong tầng một của tòa tháp.

Các góc của chân tháp có độ nghiêng khoảng 190 độ. Quanh khu vực tháp có ba dãy nhà là nơi thờ Thần, lễ Phật, tiếp khách và là nơi sinh hoạt của các sư thầy,…

5. Các hoạt động tham quan, du lịch tâm linh tại tháp Tường Long

Khi tham quan tháp Tường Long, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc và tìm hiểu lịch sử mà còn có rất nhiều hoạt động khác.

Dâng hương phụng cầu

Một hoạt động không thể bỏ qua khi đến tháp Tường Long đó chính là dâng hương. Du khách đến đây để dân hương phụng và gửi gắm các mong muốn trước các vị thần linh. Mùi hương trầm thoang thoảng, vẻ đẹp thanh tịnh của ngôi tháp cùng không gian xung quanh sẽ khiến lòng và tâm trí thêm thư thái.

dang huong o thap Tuong Long

Ảnh: @kieng_tpm

Tham gia lễ hội xuân cầu may năm mới

Mỗi độ xuân đến, tháp Tường Long lại tổ chức lễ hội xuân cầu may. Đây là một trong những lễ hội Hải Phòng thu hút du khách thâp phương đông đảo nhất.

Vào dịp này, ngoài đi chùa dâng hương, khấn bái thì du khách còn có thể xin những lá bùa may mắn, gửi gắm ước nguyện, tâm tư của mình lên cây “điều ước” ở dưới chân tháp.

Tham quan và tìm hiểu giá trị lịch sử của các hiện vật

Đợt trùng tu mới đây, khu tháp chùa đã có thêm một khu trưng bày hố khảo cổ tại chân tháp.  Trên nền móng hố khảo cổ được chia thành hai khu, một khu trưng bày các hiện vật từ năm 1085 như: ngói mũi hài, ngói lòng máng, tượng uyên ương, mảnh đất nung khắc hình rồng, mảnh đầu rồng…Khu còn lại trưng bày những hiện vật mới được phục dựng.

Cho dù là phục dựng hay nguyên bản thì đây đều là những tư liệu đắt giá giúp mọi người tìm hiểu thêm về giá trị lịch sử, văn hóa của Tháp Tường Long.

cac co vat trung bay tai thap Tuong Long

Ảnh: Sưu tầm

Tháp Tường Long Hải Phòng sở hữu nét đẹp cổ kính, đặc trưng của kiến trúc thời xưa. Vì thế nơi đây chắc chắn sẽ thu hút nhiều du khách mong muốn tìm hiểu văn hóa, lịch sự. Ngoài ra, du khách cũng sẽ được tận hưởng không khí trong lành cùng thiên nhiên xanh mát.

Xem thêm:

Rate this post

Vân Bình

Mỗi chuyến đi sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị. Hãy cùng đồng hành cùng chúng mình để khám phá những điểm đến hấp dẫn, những quán ăn ngon hay các điểm checkin hot nhé!

Bài viết liên quan

Back to top button