Đền Bà Đế: Điểm thắng cảnh linh thiêng bậc nhất đất cảng – HaloTravel
Mỗi đền đài đều gắn liền với những tương truyền lịch sử khác nhau. Bạn có thắc mắc về ngôi đền Bà Đế đã đi vào nhiều giai thoại được kể lại từ trăm đời nay? Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây nếu như đang có ý định đến với thắng cảnh linh thiêng này nhé!
Nội dung chính
1. Đôi nét về đền Bà Đế
Đền Bà Đến có địa chỉ tại Bà Đế, Ngọc Hải, Đồ Sơn, Hải Phòng. Đây là một địa điểm danh thắng nổi tiếng và linh thiêng tại thành phố cảng. Đền được xây dựng dưới chân núi Độc, một ngọn núi riêng biệt và “đơn độc” giống như tên gọi. Nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữ vẻ đẹp của núi rừng và biển cả. Một ngôi đền với kiến trúc cổ xưa càng tôn lên vẻ đẹp hữu tình nhưng không kém phần thiêng liêng.
Ảnh: Đền Bà Đế
Ngày trước nơi đây chỉ là một đền nhỏ, theo thời gian nhờ vào quyên góp công đức mà đền được tu sửa, mang nét đẹp như ngày này. Cũng nhờ thế mà lượng khách tham quan đến cầu bình an, may mắn rất đông. Với người Hải Phòng thì nơi đây rất linh. Những cũng gắn liền với một vài câu chuyện “oan trái” của những cặp đôi yêu nhau, rằng cứ đến đền bà Đế là… chia tay.
2. Cách di chuyển đến đền Bà Đế
Nếu như ở các tỉnh khác bạn đi bằng xe máy, ô tô, xe khách hoặc tàu đến Hải Phòng. Từ thành phố Hải Phòng bạn di chuyển theo hướng Đình Đông đến Lạch Tray. Sau đó đi theo Phạm Văn Đồng/ĐT353 đến Bà Đế tại Ngọc Hải. Đến đây có dịch vụ đi xe điện lên đền, chỉ khoảng 10.000 VNĐ/lượt lên.
3. Thời gian lý tưởng để đến đền Bà Đế
Thời tiết Hải Phòng khá ôn hòa, bạn có thể ghé thăm đền Bà Đế vào bất cứ thời điểm nào trong năm, thường sẽ nhiều vào mùng 1 và rằm. Đặc biệt là vào mùa xuân, những ngày đầu năm mới mọi người đến đây rất đông. Vì sự linh thiêng của nơi nay mà dân tứ phương về cầu may, có nhiều lộc tài, giải những nỗi oan khúc trong lòng.
Ảnh:@nhungtrang_02
4. Đền Bà Đế có gì đặc biệt?
Đền Bà Đế gắn liền với câu chuyện thương tâm của một người con gái xinh đẹp, mang cho mình một nỗi oan trái. Sau này mất đi mới được giải oan, từ đó có đền Bà Đế linh thiêng, thu hút hàng nghìn lượt khách ghé thăm mỗi năm.
Câu chuyện oan trái của người con gái yêu chúa Trịnh
Đền Bà Đế gắn liền với một sự tích liên quan đến lịch sử nước Nam. Tương truyền rằng vào năm 1781, vùng Ngọc Sơn có một đôi vợ chồng mãi không có con. Hai người mới tu thân tích đức xin cầu trời phật. Trời thương nên sau này cho hai người có một đứa con gái, đặt tên là Đào Thị Hương, tức Bà Đế sau này.
Đào Hương sắc đẹp ngút trời, giọng hát ngọt ngào khiến chim thua sóng lặn. Vào năm 1736, chúa Trịnh Giang cùng đoàn người dạo thắng cảnh trên núi Độc. Nghe được tiếng hát của Hương liền cho quân lính đi tìm. Khi gặp được thì với sắc đẹp của bà đã khiến chúa Trịnh quyến luyến không rời. Sau này khi rời đi, chúa hẹn rằng sẽ đón bà về kinh.
Ảnh sưu tầm
Lúc này bà đã mang thai, trong lòng ngày đêm ngóng chờ thuyền hoa của Chúa. Hàng Tổng biết chuyện bà mang thai, bắt cha mẹ bà nộp phạt nhưng vì nghèo nên hàng tổng đã đưa bà ra chân núi Độc dìm xuống biển. Trước khi chết, bà đã ngửa mặt lên trời nói rằng: “Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức trời phật cho nổi lên ba lần”. Quả nhiên sau đó bà nổi lên ba lần khiến ai nấy đều khiếp sợ.
Đến một tháng sau, Chúa đến rước bà về Kinh, biết được chuyện oan khuất nên đã cho xây đền, lập đàn giải oan cho bà. Sau này vào thời Vua Tự Đức, một lần ghé thăm đền đã ban sắc phong là “Đông nhạc Đế bà – Trịnh Chúa phu nhân”. Từ đó nơi đây được gọi là đền Bà Đế.
Ảnh sưu tầm
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hải Phòng từ A- Z
Danh thắng linh thiêng vùng đất cảng
Đền Bà Đế có vẻ đẹp hiếm thấy, lưng tựa vào chân núi Độc, mặt hướng ra biển xanh và bãi đá chắn sóng. Phong cảnh hết sức yên bình, cách xa khỏi những phố thị ồn ào nên mang cho mình một vẻ tự nhiên, nơi bạn chỉ cảm nhận được tiếng gió và sóng. Đặc biệt hơn là khi chiều về, bạn có thể đứng đây và ngắm hoàng hôn buông đầy nhè nhõm.
Ảnh:@phung.ngocha
Đền được thiết kế đẹp mắt, màu sơn vàng càng làm nổi bật kiến trúc đền đài truyền thống như các tỉnh miền trong. Chính điện là nơi thờ Bà và cha mẹ Bà, bên trái là thờ Vua Biển, cạnh nữa là Vua Núi, Vua Đất và chúng sinh. Ở bên phải thì thờ Tam Toà Thánh Mẫu, đối diện là bàn thờ Phật và Đức Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Một số hoạt động tại đền Bà Đế
Lễ hội chính tại đền Bà Đế diễn ra từ ngày 24 – 26 Âm lịch hàng năm. Lúc này mọi người sẽ đổ về đây rất đông. Họ tin rằng chỉ cần thành tâm cầu khẩn thì mọi ước nguyện đều được Bà Đế phù hộ, giúp đỡ.
Ảnh:@chichii_93
Ở bên cạnh đền có một khu chợ chuyên bán đặc sản địa phương và đồ lưu niệm. Khách du lịch từ phương xa đến đây đều rất thích mua về làm quà. Quanh đó cũng có khá nhiều quán ăn, nhà hàng, bán hải sản và các món ăn bình dân nên bạn cứ thoải mái ở đây vãn cảnh.
4. Một số kinh nghiệm khi đến đền Bà Đế
- Đền Bà Đế hiện nay đang khá dịch vụ hoá nên mỗi du khách hãy tự đảm bảo cảnh quan, không xả rác ra đền cũng như ra biển.
- Lựa chọn những bộ quần áo lịch sự, thoải mái, không nên vì gần biển mà mọi người lựa chọn những bộ đồ không thích hợp.
- Có rất nhiều câu chuyện nói rằng các cặp đôi đến đền Bà Đế về là chia tay. Bạn không nên đồn thổi các câu chuyện này, chỉ đọc như một trong những sự kiện xảy ra trong cuộc sống, tránh làm ảnh hưởng đến danh tiếng của thắng cảnh.
- Khi mua đồ ăn hay đồ lưu niệm ở đây thì hãy tham khảo giá trước, tránh bị chặt chém.
- Đến đền hãy lựa chọn địa điểm chụp ảnh phù hợp, bạn có thể ra biển hoặc bãi đá ở phía sau đền, cảnh cực kì đẹp.
Trên là những thông tin về đền Bà Đế mà Halo Travel muốn chia sẻ đến với bạn. Mong rằng bạn sẽ có một chuyến đi thật nhiều trải nghiệm khi đến đây. Và đừng quên theo dõi trang để biết thêm nhiều thông tin du lịch và ẩm thực thú vị khác.
Có thể bạn quan tâm: