Chùa Diên Phúc: Biểu tượng của văn hoá Thăng Long – Halo Travel

Giữa phố phường Hà Nội hiện đại, bạn nghĩ rằng rất khó để tìm ra một điểm dừng chân mang nét xưa cũ? Vậy chắc bạn vẫn chưa có dịp đến với chùa Diên Phúc. Đây là một trong những điểm du lịch tâm linh ở Hà Nội được nhiều du khách biết đến. Chùa thu hút khách du lịch không chỉ bởi lối kiến trúc độc đáo mà còn ở những giá trị văn hoá dân tộc được lưu giữ trên mảnh đất Thăng Long. Cùng Halo Travel khám phá điểm đến văn hoá nổi tiếng này nhé!

1. Đôi nét về chùa Diên Phúc

Chùa Diên Phúc là điểm đến tâm linh lâu đời ở nước ta. Ngôi chùa này được xây dựng từ thời Lý và tồn lại đến tận ngày nay. Chùa Diên Phúc được biết đến là nơi bà Phạm Thị – thân mẫu vua Lý Công Uẩn – đã sống và nghe giảng thuyết Phật trong một thời gian dài. Đây cũng là nơi mà các vị vua nhà Lý đến bãi yết Thánh mẫu. Đến ngày 8/2/1992, chùa Diên Phúc đã được Sở văn hóa Thông tin và Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội công nhận là Di tích lịch sử – Tôn giáo.

chua dien phuc 1Ảnh: Chùa Diên Phúc, thôn Thái Bình

Ngôi chùa cổ này không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân địa phương mà còn là nơi lưu giữ giá trị văn hoá cổ xưa, lối kiến trúc độc đáo, hệ thống tượng cũng như hiện vật quý. Chính vì vậy, mỗi năm, nơi này thu hút lượng lớn khách đến tham quan, vãn cảnh chùa. Ghé đến chùa, vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, nên thơ chốn cửa Phật sẽ để lại cho bạn những kí ức khó quên.

2. Hướng dẫn đường đi đến chùa Diên Phúc

Chùa Diên Phúc tọa lạc tại thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thuộc ngoại thành Hà Nội. Ngôi chùa này nằm sát cạnh sông Đuống, ngay trên trục đường đi thị trấn Đông Anh, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Bắc. Từ thành phố Hà Đông, bạn đi về phía huyện lỵ Hoài Đức, đến ngã tư Sơn Đồng là tới được chùa.

3. Thời điểm lý tưởng đi chùa Diên Phúc

Theo kinh nghiệm của nhiều du khách thì thời điểm lý tưởng nhất để đi chùa Diên Phúc là những ngày đầu năm. Vào khoảng thời gian này, thời tiết Hà Nội còn se se lạnh nhưng vẫn có nắng dìu dịu, thích hợp để bạn tham quan, chụp hình. Đặc biệt, trong dịp lễ Tết, nhiều du khách đổ về chùa để cầu bình an, tài lộc, may mắn bởi đây là ngôi chùa có từ lâu đời, rất linh thiêng.

chua dien phuc 2Ảnh: Chùa Diên Phúc, thôn Thái Bình

Hơn thế, đến chùa vào dịp đầu năm, bạn sẽ được tận hưởng trọn vẹn không khí xuân tràn ngập. Ngoài ra, việc nhiều người đến lễ chùa đầu năm mới dễ dẫn đến tình trạng đông đúc, ồn ào. Nếu bạn muốn thưởng thức vẻ đẹp yên bình, cổ kính của chùa thì có thể đến trong tháng 5, tháng 6.

Xem thêm: TỔNG HỢP danh sách chùa ở Hà Nội linh thiêng

4. Chùa Diên Phúc có gì thu hút?

Chùa Diên Phúc trở thành điểm du lịch nổi tiếng không chỉ bởi kiến trúc độc đáo, không gian yên bình mà còn ở những giá trị văn hoá được nâng niu từ đời này qua đời khác. Cùng khám phá những điểm nổi bật của ngôi chùa này nhé!

Lối kiến trúc cổ kính, độc đáo

Được xây dựng từ lâu, chùa Diên Phúc đã trải qua biết bao thăng trầm của đất nước. Theo dòng chảy lịch sử, kiến trúc của chùa cũng có phần đổi thay. Trước đây, Diên Phúc tự là một thắng cảnh nổi tiếng trong vùng với quy mô kiến trúc lớn. Tuy nhiên, sự huỷ hoại và phong hoá của khí hậu, những vết hằn của lịch sử đấu tranh chống giặc đã khiến cho kiến trúc ngôi chùa thu hẹp lại.

chua dien phuc 3 Ảnh: Chùa Diên Phúc, thôn Thái Bình

Diên Phúc tự là công trình nghệ thuật mang đậm phong cách kiến trúc từ thời Lý. Kiến trúc chùa gồm bốn nếp nhà ngang dọc tạo thành gồm: Tiền đường phía trước, Thượng điện ở sân sau, nhà Thờ Mẫu và nhà Tổ nằm theo trục thẳng sau Thượng Điện và Lầu Quan Âm trước cửa nhà Tổ. Cách sắp xếp tinh tế tạo nên một không gian kiến trúc vô cùng hài hoà, đặc sắc. Với cấu trúc độc đáo, ngôi chùa này còn là điểm check-in được nhiều bạn trẻ yêu thích.

chua dien phuc 4 Ảnh: @trangsam305

Bên cạnh đó, chùa còn có khuôn viên rộng lớn với nhiều cây xanh. Qua Tam quan, bạn sẽ được che chở bởi những tán cây cổ thụ rợp bóng mát. Thấp thoáng trong vườn là những tường hoa rực rỡ, bể non bộ là không gian thêm phần cổ kính. Đến chùa, bạn sẽ không khỏi trầm trồ bởi thiên nhiên hoang sơ và không gian bình yên đến lạ.

Nơi lưu giữ văn hoá Việt Nam thời Lý, Nguyễn

Bên cạnh kiến trúc, chùa Diên Phúc còn gây ấn tượng với du khách ở các tượng thờ, di vật cổ tiêu biểu cho văn hoá Việt thời Lý, thời Nguyễn. Đến nay, ngôi chùa vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như chuông, tượng Quan Âm, tượng Đức Thánh Trần,… và hơn 2000 bộ kinh đã tồn tại gần 1000 năm. Các hiện vật đều được sơn thiếp rực rỡ, bày từ Tiền đường đến Thượng điện.

tho tuong phat ben trongẢnh: Chùa Diên Phúc, thôn Thái Bình

Tượng thờ của chùa thuộc hai giai đoạn lịch sử khác nhau. Ba vị Tam Thế và Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn thuộc thời Lê Trung Hưng, số khác lưu giữ từ thời Nguyễn. Chùa Diên Phúc còn có nhiều di vật từ thế kỷ XIV, mang giá trị văn hoá, nghệ thuật cao. Có thể kể đến như bức cửa võng chạm rồng chầu, rồng cuốn thuỷ, tứ linh, bát bửu,… Đã tồn tại lâu năm trong chùa, các tượng phật và di vật cổ được tương truyền là rất linh thiêng.

5. Kinh nghiệm khi đi chùa Diên Phúc

Sau đây là kinh nghiệm khi đến chùa được nhiều du khách gợi ý:

  • Nên đi giày thể thao hoặc những đôi giày bạn cảm thấy thoải mái khi di chuyển. Khuôn viên chùa khá rộng nên bạn khi tham quan bạn phải đi bộ khá nhiều.
  • Chùa Diên Phúc là điểm du lịch tâm linh nên khi tham quan bạn cần chọn trang phục kín đáo, lịch sự. Tránh kiểu đồ quá ngắn hay hở. Vào trong điện cầu khấn thì không được đội mũ.
  • Ngôi chùa này vô cùng bình yên nên bạn phải lưu ý không nói chuyện lớn tiếng hay đùa nghịch.
  • Đừng quên mang theo ít tiền lẻ để quyên góp và cầu an cho gia đình, bạn bè.

Trên là những thông tin về Chùa Diên Phúc mà Halo muốn chia sẻ đến với bạn. Chúc bạn có một chuyến tham quan nhiều trải nghiệm và cầu tài lộc tấn tới. Đừng quên theo dõi Halo Travel để biết thêm những địa điểm thú vị khác nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Vân Bình

Mỗi chuyến đi sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị. Hãy cùng đồng hành cùng chúng mình để khám phá những điểm đến hấp dẫn, những quán ăn ngon hay các điểm checkin hot nhé!

Bài viết liên quan

Back to top button