Bảo tàng Đắk Lắk: Nơi văn hóa – lịch sử của đại ngàn Tây Nguyên hội tụ – Halo Travel
Nếu Bảo tàng Cà phê Nếu Buôn Mê Thuật gây ấn tượng với du khách bởi kiến trúc độc đáo – nơi check in sống ảo có 1 0 2 thì Bảo tàng Đắk Lắk lại thu hút mọi người bởi những giá trị lịch sự – văn hóa độc đáo của các dân tộc vùng Tây Nguyên.
Nội dung chính
1. Giới thiệu bảo tàng Đắk Lắk
Bảo tàng Đắk Lắk hội tụ gần như trọn vẹn các giá trị văn hóa và lịch sử về tỉnh Đắk Lắk nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung. Đến với nơi đây, bạn sẽ không chỉ trầm trồ với công trình kiến trúc đồ sộ (đạt giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2012) mà còn khám phá không gian văn hóa đặc sắc và độc đáo của hơn 44 dân tộc đang quần cư sinh sống tại Đắk Lắk.
Ảnh: Tạp chí Kiến Trúc
Bảo tàng Đắk Lắk rất “giàu có” về hiện vật, đặc biệt là hiện vật văn hóa của các dân tộc Êđê, M’nông, Xê Đăng, Gia Rai, Tày… Hơn 13.000 hiện vật được trưng bày theo 3 phân khu: Văn hóa dân tộc, lịch sử và đa dạng sinh học. Cách thức thể hiện và truyền tải khá phong phú từ các bài giới thiệu, chú thích, ảnh, phim và video,… Bên cạnh đó, bảo tàng cũng sử dụng các phương pháp trưng bày hiện đại, tạo sự hấp dẫn thu hút trong quá trong quá trình tham quan.
Ảnh: @iam.bjen
Đặc biệt hơn nữa, bảo tàng Đắk Lắk nơi đầu tiên ở Việt Nam tiên phong trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số bản địa trong trưng bày. Bên cạnh tiếng Việt, Anh và Pháp, bảo tàng Đắk Lắk sử dụng ngôn ngữ Ê Đê – ngôn ngữ của cư dân bản địa đông nhất trong tỉnh và cả ngôn ngữ của các dân tộc khác trong tên gọi những hiện vật của chính họ.
2. Hướng dẫn đường đi đến bảo tàng
Bảo tàng Đắk Lắk nằm ở khu vực trung tâm thành phố Buôn Ma Thuật, gần sân vận động Buôn Ma Thuật. Để đến đây bạn có thể lựa chọn phương tiện công cộng, taxi hay tự di chuyển bằng xe máy. Đường đi rất dễ dàng
- Xem chỉ đường TẠI ĐÂY
3. Giá vé và giờ mở cửa
- Giờ mở cửa: 8h00 – 21h00 từ thứ 3 đến chủ nhật (cả ngày lễ, Tết).
- Giá vé vào cửa: 20.000Đ/vé trẻ em và 30.000Đ/vé người lớn
- Vé gửi xe: 5.000Đ/xe
4. Kiến trúc của bảo tàng Đắk Lắk
Là nơi quy tụ văn hóa và giá trị lịch sử của vùng Đắk Lắk cho nên bảo tàng Đắk Lắk được đầu tư vô cùng chỉn chu và kỹ lưỡng. Bảo tàng còn là sản phẩm của sự hợp tác quốc tế giữa Cộng hòa Pháp và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Khu đất xây dựng công trình có tổng diện tích là 65.000m2 thuộc khuôn viên Biệt điện Bảo Đại cũ là một di tích lịch sử cấp quốc gia.
Ảnh: Tạp chí Kiến Trúc
Ngay từ thiết kế cũng đã phần nào thể hiện được đặc trưng văn hóa của Tây Nguyên. Bảo tàng Đắk Lắk được thiết kế theo kiến trúc nhà dài truyền thống của đồng bào dân tộc Ê-đê, lại được kết hợp thêm các yếu tố hiện đại từ chất liệu: bê tông, kính và hợp kim cùng các màu sắc tương phản nhưng đen, trắng, nâu,… Tất cả tạo nên một không gian vừa cổ điển vừa hiện đại, đảm bảo lên hình là đẹp miễn chê.
Ảnh: @citrine.pt
Công trình được xây dựng trong không gian mở, vì vậy bất kỳ ai khi đến đây đều có cảm giác dễ chịu. Phần ngoại cảnh của bảo tàng Đắk Lắk cũng rất được chú trọng. Những thảm cỏ xanh mướt, cây cối to lớn tán lá sum suê tỏa bóng mát…. vô cùng hòa hợp với không gian núi rừng bạt ngàn ở Tây Nguyên.
Ảnh: @khanhuyndayroi
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đắk Lắk cực chi tiết và hấp dẫn
5. Bảo tàng Đắk Lắk có gì thú vị?
Bảo tàng Đăk Lắk nằm trong một khuôn tham quan gồm : Đôi Cây Long Nhãn cổ thụ, Biệt Điện Bảo Đại và Bảo tàng Đăk Lắk và con đường Bích họa đường phố. Cho nên bạn sẽ tham quan được nhiều điểm nổi tiếng ở Đắk Lắk chỉ trong một lần đến đây.
Khu đa dạng sinh học quý giá
Trong diện tích 350m2 của khu đa dạng sinh học này, du khách sẽ như lạc bước vào không gian thu nhỏ của đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, hoang sơ với vô số các loài động, thực vật. Các thức trưng bày gồm hiện vật và tranh ảnh về hệ sinh thái và thổ nhưỡng.
Bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều loại động vật quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ (nai cà tông, gấu chó, bò xám, chồn bay,…); các cây gỗ quý (gỗ xưa, thủy tùng, thông lá dẹt, cầm lai,…); thổ nhưỡng (đất sét, đất đỏ bazan,…); các thắng cảnh đẹp (thác Dray Nur, hồ Cư Mil, hồ Lắk,…).
Khu lịch sử
Nằm ở bên phải bảo tàng là khu lịch sử trưng bày hơn 400 hiện vật dưới dạng tranh, ảnh, phim ngắn,… về dòng chảy lịch sử của Đắk Lắk từ thời đồ đá cho đến hiện đại.
Một số hiện vật điển hình như: trống đồng Đông Sơn, cồng chiêng, chén đĩa cổ, tiền và nhà đày Buôn Ma Thuột trong chiến dịch 1930 – 1945, súng và gường cách mạng trong chiến dịch 1945 – 1975, sa bàn trận đánh mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh, điện thoại, máy cưa, con dấu của các tư lệnh và cột mốc biên giới giữa Việt Nam và Campuchia từ năm 1975.
Ảnh: @rachelreview_
Ngoài ra còn có các thước phim về các chiến dịch đẫm chống quân thù đẫm máu trong chiến tranh giải phóng dân tộc của ta cũng được ghi lại và trình chiếu.
Khu đa dạng hiện vật văn hóa
Khu này nằm ở bên trái bảo tàng Đắk Lắk, một không gian văn hóa các dân tộc vừa mới lạ nhưng cũng rất gần gũi, mộc mạc. Những người đồng bào “máu đỏ da vàng” được thể hiện vô cùng sinh động qua từng bức chân dùng.
Bên cạnh đó, trong không gian 700m2 cũng trưng bày hơn 450 hiện vật: bộ sưu tập chiêng, ché; dụng cụ săn bắt và thuần dưỡng voi rừng hay những bộ trang phục truyền thống, đồ trang sức, đồ thủ công tinh xảo,.. Du khách sẽ có cái nhìn rõ ràng nhất về đời sống thường nhật cũng như các nét văn hóa độc đáo của người dân bản địa.
Ảnh: @mitaya_2.1.0
Ảnh: @____1.67trnh
Ảnh: Sưu tầm
Một điếm khá ấn tượng tại Bảo tàng Đắk Lắk mà không nhiều bảo tàng có đó là một khu trưng bày các tranh ảnh nhằm CẢNH BÁO về sự suy giảm nghiêm trọng của môi trường do tác động của con người. Từ đó làm khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sống và tương lai của chính chúng ta.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin về bảo tàng Đắk Lắk và những điều độc đáo, thú vị mà nơi này sở hữu. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời tại nơi này để thêm hiểu, thêm yêu nét văn hóa và con người ở mảnh đất bazan nắng gió này!
Xem thêm: