“Hé lộ” cách bày mâm ngũ quả trung thu ĐẸP, NHANH, DỄ LÀM
Vào ngày rằm tháng tám, bên cạnh những chiếc đèn giấy kiếng, mặt nạ giấy bồi đủ màu thì chắc chắn không thể thiếu mâm cỗ trông trăng với bánh nướng bánh dẻo thơm lựng. Tuy đơn giản nhưng để bày được một mâm ngũ quả đẹp thì không phải ai cũng làm được. Ngay sau đây, Halo sẽ bật mí cách bày mâm ngũ quả trung thu vừa đẹp vừa dễ làm giúp bạn chuẩn bị nhanh chóng nhé.
Nội dung chính
1. Sự tích và ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu
Tương truyền, từ ngày xưa, tết Trung thu được xem là dịp lễ quan trọng thứ hai trong năm, chỉ xếp sau Tết Nguyên Đán. Đây là dịp những người nông dân cầu mong mưa thuận gió hòa cho một vụ mùa bội thu, tươi tốt.
Họ sẽ làm những chiếc bánh hình vuông và hình tròn tượng trưng cho đất và trời, bày biện cùng các loại quả, bánh trái nhà trồng được. Mâm ngũ quả trung thu sắp xếp theo quy luật cân bằng âm dương trong vũ trụ. Mỗi mâm có 5 loại quả tượng trưng cho thuyết Ngũ Hành và sự đủ đầy, yên ấm, đem lại may mắn cho gia chủ. Màu sắc rực rỡ, có trạng thái xanh, chín tự nhiên khác nhau.
@lythi181
Vào đêm trăng đẹp nhất họ sẽ sửa soạn mâm cỗ đẹp nhất để dâng lên cúng ông bà, tổ tiên. Tục phá cỗ đêm trăng tựa như ban phát tài lộc của tổ tiên cho con cháu để đón nhận một năm no ấm và hạnh phúc.
2. Mâm ngũ quả trung thu cần chuẩn bị những gì?
Mỗi vùng miền trên đất nước sẽ có cách bày biện mâm ngũ quả khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ có những loại quả, loại bánh sau đây.
Bánh trung thu
Chắc chắn mâm cỗ đêm rằm không thể thiếu những chiếc bánh thơm lựng này rồi. Nhân bánh đầy đặn, ngọt ngào và sáng tạo với rất nhiều công thức khác nhau như trà xanh, trứng muối, ô mai, cà phê…
Sưu tầm
Quả bưởi (quả bòng)
Trái bưởi căng tròn, mát ngọt thể hiện sự toàn vẹn, sung túc. Vỏ màu xanh tươi tượng trưng cho sự mát lành. Hứa hẹn một năm mới, mùa vụ mới viên mãn, cả nhà đều mạnh khỏe, an khang.
@Nguyễn Hải My
Các loại hoa quả đặc trưng vùng miền
Ví dụ như ở miền Bắc, mâm ngũ quả trung thu sẽ có thêm nải chuối xanh tượng trưng cho cho mệnh Mộc, mang ý nghĩa che chở, đùm bọc. Quả phật thủ màu vàng tượng trưng cho sự bảo vệ. Thanh long đỏ may mắn, phát tài phát lộc. Bạn có thể thêm quýt, cam, ớt đỏ, táo xanh…
Còn với người Nam bộ, các loại quả trên mâm khi ghép lại với nhau sẽ trở thành một cái tên giàu ý nghĩa, thể hiện ước muốn của gia đình. Ví dụ như đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung, ghép lại với nhau sẽ có nghĩa “Cầu sung vừa đủ xài”.
@thechopsticksjourney
Bánh kẹo nhiều màu sắc
Tết trung thu là tết thiếu nhi vì vậy trên mâm ngũ quả chắc chắn không thể thiếu các loại bánh kẹo, ô mai, mứt, thạch… dành cho trẻ nhỏ. Hãy bài trí xung quanh mâm ngũ quả để không khí thêm phần lung linh, rực rỡ nhé.
3. Cách bày mâm ngũ quả trung thu đẹp lung linh
Mỗi vùng miền trên đất nước ra có những lễ nghi và quan niệm khi bày mâm ngũ quả khác nhau. Hãy xem hướng dẫn chi tiết tại đây nhé!
Cách bày mâm ngũ quả kiểu miền Bắc
- Bước 1: Bạn đặt nải chuối xanh ở dưới cùng đỡ lấy các loại quả còn lại.
- Bước 2: Đặt quả bưởi hoặc phật thủ ở giữa nải chuối. Lựa dáng bưởi, phật thủ đẹp nhất hướng ra bên ngoài.
- Bước 3: Đặt xen kẽ các loại quả khác vào chỗ trống xung quanh, sắp xếp sao cho hài hòa, đẹp mắt.
Cách bày mâm ngũ quả miền Trung cũng tương tự như trên với các loại quả đặc sản của từng địa phương.
@bummaknae
Cách bày mâm ngũ quả kiểu miền Nam
Khác với hai vùng miền trên, người miền Nam lại kiêng kỵ những loại quả phát âm không được hay như chuối (chúi, làm ăn khó phất lên được), quýt (quýt làm cam chịu) hay lê (lê lết, khó thành công)…
Mâm ngũ quả thường được xếp theo hình ngọn tháp như sau:
- Bước 1: Đầu tiên bạn chọn những trái lớn như đu đủ, mãng cầu, dưa hấu, đặt lên mâm để lấy thế
- Bước 2: Chọn những quả nhỏ hơn, sắp xếp xen kẽ để tạo thành hình tháp
@choueatgolove
Hoặc bạn có thể thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn đặt 1 chiếc cốc vào giữa mâm, bên trên là trái thanh long hoặc trái thơm (dứa)
- Bước 2: Sắp xếp các loại quả khác theo tầng để che chỗ trống và tạo thành hình tháp đẹp mắt.
@kumeo.bumi
Xem thêm:
4. Cách làm chú chó lông xù bằng quả bưởi
Để mâm cỗ trung thu thêm rực rỡ bạn hãy trang trí thêm bằng đèn ông sao và chú chó lông xù làm từ quả bưởi nhé. Chắc chắn các bạn nhỏ nhà bạn sẽ rất thích đấy.
Chuẩn bị:
- 2 quả Bưởi múi to, vỏ sần vừa, tròn căng đều đặn
- 1 khúc Bí đao/bí xanh/đu đủ xanh dài tầm gang tay
- Táo tây hoặc quả lựu
- Tăm gỗ nhọn
- Hạt nhãn làm mắt
- Cà rốt làm lưỡi
Cách làm:
Bước 1: Phạt/cắt một lát mỏng dọc thân bí để khúc bí đứng vững không lăn lóc
@EsheepKitchen
Bước 2: Dùng tăm nhọn gắn quả táo tây hoặc quả lựu lên khúc bí
Bước 3: Bóc vỏ bưởi, lấy hết cùi trắng và tách từng múi riêng rẽ. Tách múi bưởi nhẹ nhàng để không bị vỡ
@EsheepKitchen
Bước 4: Sau khi tách hết múi bưởi bạn dùng tăm nhọn ghép vào phần thân để tạo hình. Bắt đầu từ quả táo (phần đầu chú chó) đến phần thân, tai, chân, đuôi.
@EsheepKitchen
Bước 5: Gắn hạt nhãn sao cho tạo thành tam giác cân và gắn lưỡi bằng miếng cà rốt.
Sưu tầm
Vậy là bạn đã hoàn thành tạo hình chú chó rồi đấy. Hãy đặt cùng mâm ngũ quả để tiệc phá cỗ đêm trăng thêm lung linh nhé!
Trên đây là hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả trung thu theo từng vùng miền. Chúc bạn và gia đình đón trung thu vui vẻ, hạnh phúc!
Xem thêm: